Các nhà khoa học đã phát hiện trên lá cây Bạch đàn (tên gọi khác là cây khuynh diệp), có thể chứa vàng. Đặc biệt hơn nữa là loại cây có mặt khắp nơi ở các tỉnh thành tại Việt Nam.
Khai thác vàng theo cách phổ biến hiện nay không thể trích lấy được 100% vàng từ các khoáng chất xung quanh, vì vậy một số vàng nhất định có thể bị lãng phí.
Một khi các cây trồng phát triển tới chiều cao tối đa, nhóm nghiên cứu sẽ xử lý đất bằng một chất hóa học làm cho vàng hòa tan. Khi cây bay hơi, kéo hút nước lên và thoát ra ngoài thông qua các lỗ nhỏ trên lá của nó, quá trình này sẽ hút thấm cả nước chứa vàng từ đất lên và tích tụ trong sinh khối của cây.
Sau đó, nhóm nghiên cứu chỉ việc "thu hoạch" vàng. Theo các nhà nghiên cứu, bộ rễ của bạch đàn ở gần các mỏ vàng đã "hút" được kim loại quý này vào thời điểm hạn hán. Sau đó, vàng được vận chuyển qua thân cây tới lá cây, nơi tập trung lượng kim loại quý cao hơn ở thân, cành và đất bề mặt.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Vàng có thể độc hại với cây cối nên bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây như lá, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại".
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nói rằng, bằng mắt thường, chúng ta khó nhìn thấy được các hạt kim loại quý trong lá cây bạch đàn vì chúng quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng tia Rơn ghen sẽ dễ dàng khám phá ra sự tồn tại của chúng.
Được biết, đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong sinh vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người không nên đốn hạ những cây bạch để tìm vàng, vì nếu trồng 500 cây bạch đàn, chúng ta tìm được vàng trên lá cây đủ để chế tạo một chiếc nhẫn cưới.