Việc cắt dây rốn chậm ảnh hưởng thế nào đến trẻ sơ sinh?

Hiện nay các mẹ trên các diễn đàn đang chia sẻ việc cắt dây rốn chậm đang rất có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cũng có những mẹ băn khoăn khi lựa chọn phương pháp này.

Việc cắt dây rốn chậm ảnh hưởng thế nào đến trẻ sơ sinh?

Mang lại nhiều lợi ích

Cắt dây rốn chậm đang trở thành một xu thế trong sản khoa do những lợi ích mà người ta nghĩ nó có thể đem lại. Cắt dây rốn là một việc thiết yếu để giúp trẻ tách ra hoàn toàn với cơ thể mẹ.

Hiện nay đang có một sự thay đổi xu thế trong việc cắt dây rốn, nhiều bà mẹ cho rằng việc cắt dây rốn chậm sẽ giúp bé khỏe mạnh, phát triển thông minh hơn. 

Chị Hoàng Thu Hương chia sẻ: “Mình sinh em bé đầu cách đây 3 năm, tại thời điểm đó mình không hề biết đến phương pháp da kề da hay không kẹp dây rốn chậm mà cắt luôn. Nhưng đến lần sinh em bé thứ hai có nhiều dịch vụ hơn như mình cho em bé da kề da mẹ sau đó mới cắt dây rốn chậm nên giờ thấy bé mạnh dạn và bú ti ngay…”.

BS Chuyên khoa I Vũ Thị Trúc, Khoa điều trị dịch vụ D5 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)cho biết: “Việc cắt dây  rốn chậm cho em bé sau sinh có rất nhiều lợi ích như: Làm tăng thể tích máu của em bé, 1/3 máu còn lại ở trong bánh rau và dây rốn chuyển sang em bé, làm tăng lượng tiểu cầu, tăng cường tế báo gốc làm cho tế bào gốc hiện diện ở nồng độ cao nhất trong cơ thể, làm giảm nguy cơ thiếu máu trong 6 tháng đầu tiên của em bé. 

Giúp em bé thích nghi tốt hơn làm ổn định huyết áp, giảm việc dùng thuốc hoặc truyền máu để kiểm soát huyết áp. Đồng thời giảm việc nguy cơ viêm ruột hoại tử ở em bé sinh non và giúp phát triển hệ thần kinh của em bé tốt hơn.

Tuy nhiên, việc cắt dây rốn chậm nó cũng có những rủi do nhất định như làm tăng nguy mắc bệnh vàng da, đa hồng cầu và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những rủi do này điều kiểm soát được".

Nhiều mẹ băn khoăn việc cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt cho sức khỏe

 Cắt dây rốn chậm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ.

Sinh thường hay sinh mổ đều thực hiện được phương pháp này

Bác sĩ Vũ Thị Trúc phân tích, trước đây điều kiện chăm sóc y tế chưa được tốt,  lợi ích cắt dây rốn chậm đang tranh cãi. Ngày nay, điều kiện chăm sóc y tế tốt, có thể kiểm soát được các rủi do này và nhiều mẹ hiểu biết hơn về phương pháp này.

Ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tất cả các mẹ sinh thường và và mổ đẻ đều thực hiện việc cắt dây rốn chậm.

Theo BS Vũ Thị Trúc, thời gian chúng ta kéo dài việc cắt dây rốn là đợi dây rốn ngừng đập thì mới kẹp dây rốn thời gian trung bình từ 1-3 phút có thể tối đa là 5 phút. 

“Tuy nhiên quá trình cắt dây rốn chậm có những tình huống xảy ra ví dụ như: Mẹ sinh thường, em bé đang làm da kề da với mẹ để đợi cắt dây rốn chậm nhưng xảy ra trường hợp băng huyết phải gián đoạn quá trình đó lại kẹp dây rốn cho em bé để hồi sức cho mẹ.

Hoặc trong quá trình mổ đẻ chúng ta phải rạch cơ tử cung để lấy thai, có một số trường hợp tử cung chảy máu rất nhiều thì lúc đó chúng tôi phải ngừng cắt dây rốn chậm lại để chúng tôi thực hiện viện hồi sức cho mẹ.

Hoặc lúc em bé sinh ra có biểu hiện suy hô hấp chúng tôi thực hiện không cắt dây rốn chậm mà phải hồi sức cho bé… Cắt dây rốn chậm chỉ định cho tất cả các trường hợp sinh thường và sinh mổ”, BS Vũ Thị Trúc cho biết.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.