Dứa là trái cây tốt cho nội tạng, làm sạch đường ruột, nhưng nhóm người này không nên ăn

GD&TĐ - Dứa được xem là có tác dụng làm khoẻ dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá, tốt cho lá lách và làm sạch đường ruột, bổ thận, loại bỏ mỡ máu. Nhưng nhóm người này nên tránh để không gây hại.

Dứa là trái cây tốt cho nội tạng, làm sạch đường ruột, nhưng nhóm người này không nên ăn

Quả dứa còn được Đông y gọi là phượng lê, loại trái cây rất nổi tiếng ở vùng nhiệt đới. Dứa có màu sắc tươi đẹp, hương vị thơm ngon, vị ngọt ngào, nhiều nước, được nhiều người vô cùng yêu thích.

Nếu trong nhà bạn hay trong xe ô tô, để một quả dứa thì cả không gian xung quanh đó sẽ được thanh lọc và trở nên trong lành, tươi mới và thơm mát hơn.

Tác dụng dinh dưỡng của quả dứa

Dứa chứa một chất có tên gọi là albumosease có tác dụng làm phân hủy protein. Sau khi ăn thịt hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo, ăn dứa kết hợp đan xen chính là cách tốt hơn cho sức khỏe. Do đó, món thịt dê nấu dứa, hay canh thịt lợn nấu dứa chua được xem là một trong những món ăn rất yên tâm để ăn một cách lành mạnh.

Chất albumosease trong dứa cũng có thể giúp giải thể fibrin và tác động đến chứng huyết khối làm tắc nghẽn, cải thiện lưu thông máu tại chỗ, loại bỏ chứng viêm và phù nề.

Nếu bạn đang có chứng viêm, phù nề hoặc huyết khối, trong trường hợp chưa sử dụng thuốc điều trị tích cực, hoặc bệnh mới ở mức độ nhẹ thì nên ăn bổ sung một lượng dứa phù hợp, sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tương đối.

Dứa cũng là trái cây chứa đường, muối và enzyme có tác dụng lợi tiểu, tiêu thụ một lượng dứa vừa đủ có thể phòng tránh viêm thận, có ích cho người bị tăng huyết áp.

Theo y học Trung Quốc, dứa có vị ngọt tính bình, có tác dụng làm khỏe dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho lá lách và phòng ngừa tiêu chảy, tẩy sạch đường ruột, thanh nhiệt giải khát và nhiều các công dụng khác.

Nhóm người nào nên ăn dứa?

Hầu hết mọi người đều có thể ăn dứa. Chỉ những người có bệnh viêm loét, bệnh thận hoặc rối loạn đông máu thì nên hạn chế.

Số dứa nên ăn tối đa

Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100 gram (khoảng 1/6 quả dứa to).

Lưu ý

Khi ăn dứa nên gọt vỏ dứa sạch sẽ, sau đó được ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút, sau đó ngâm lại bằng nước sôi để nguội trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Những quả dứa được sử dụng để thanh lọc và thải độc môi trường không khí như để trong nhà mới xây dựng, để trong phòng ô nhiễm hoặc trên các phương tiện giao thông thì không nên ăn sau khi sử dụng cho các chức năng trên.

Một số người bị triệu chứng dị ứng sau khi ăn dứa, sau khi ăn khoảng 15-60 phút có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, đỏ bừng da, ngứa, chân tay và lưỡi ngứa ran, các triệu chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra khó thở và thậm chí sốc. Đây được xem là “bệnh dị ứng khi ăn dứa”.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên phải ngay lập tức đến bệnh viện để điều trị. Dứa cần ngâm trong nước muối trước khi ăn cũng là cách để tránh “bệnh dị ứng với dứa”.

Những người có bệnh viêm loét, bệnh thận hoặc rối loạn đông máu thì nên hạn chế hoặc không ăn.

Người bị bệnh loét, bệnh thận, rối loạn đông máu nên cấm dứa.

Những người bị sốt và ghẻ hay bệnh eczema cũng không nên ăn.

Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.