Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng

GD&TĐ - Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga được Nhà Trắng ủng hộ đã gây ra phản ứng trên thị trường thế giới.

Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng

Chỉ vài giờ sau khi dự luật được thông qua, thị trường năng lượng toàn cầu chứng kiến ​​cú sốc và đang trên đà sụp đổ.

Những hậu quả có thể đoán trước từ quyết định của Nhà Trắng đã được hãng tin Anh Reuters đề cập.

Về lý thuyết, lệnh cấm nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga và kích thích sản xuất uranium trong nước Mỹ. Tuy vậy nếu không đạt được mục tiêu này sẽ dẫn tới hiệu ứng tiêu cực.

Lệnh cấm vận khi chính thức có hiệu lực nghĩa là giá uranium đã làm giàu sẽ tăng 20%, điều này gây hậu quả nghiêm trọng cho các nhà máy điện hạt nhân và thị trường năng lượng trên toàn thế giới.

Hiệu ứng này sẽ đặc biệt gia tăng ở những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu và không có năng lực sản xuất cũng như khai thác riêng.

Quyết định của các nhà lập pháp Mỹ làm dấy lên lo ngại về khả năng trả đũa của Nga cũng như tác động tới chuỗi cung ứng uranium và giá cả trong những năm tới.

Uranium Nga đã bị cấm nhập khẩu vào trong lãnh thổ Mỹ.

Uranium Nga đã bị cấm nhập khẩu vào trong lãnh thổ Mỹ.

Mọi diễn biến và tâm lý tiêu cực trên thị trường đều xảy ra vài giờ sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua luật cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Nga.

Điều này được thực hiện bất chấp thực tế là 25% uranium được sử dụng bởi 90 lò phản ứng hạt nhân thương mại của Mỹ có nguồn gốc từ Liên bang Nga.

Tất nhiên sự tự tin như vậy là một bước đi hết sức mạo hiểm, chắc chắn sẽ gây ra một cơn bão và tâm lý tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, khiến cho giá nhiên liệu chiến lược tăng vọt.

Đối với chính Hoa Kỳ, quyết định của chính họ sẽ mang lại không ít tác hại và những thay đổi căn bản, ảnh hưởng sâu sắc đến ngành năng lượng hạt nhân.

Đối với Mỹ, Nga là nhà cung cấp số một. Lệnh cấm vận đối với uranium làm giàu cấp độ thấp sẽ gây nghi ngờ về kế hoạch mở rộng và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, luật mới còn làm chậm lại các dự án giới thiệu lò phản ứng cỡ nhỏ dạng module, đồng thời khiến Mỹ bị tụt lại nhiều năm, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.