Vụ nghi ngộ độc bánh mì tại Long Khánh: Bệnh nhân nhập viện vẫn tiếp tục tăng

GD&TĐ - Liên quan đến vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Long Khánh, số lượng bệnh nhân nhập viện tiếp tục tăng lên 469 ca.

Số ca nhập viện điều trị liên quan đến vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Thành phố Long Khánh tiếp tục tăng.
Số ca nhập viện điều trị liên quan đến vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại Thành phố Long Khánh tiếp tục tăng.

Ngày 3/5, trả lời Báo Giáo dục và Thời đại, BS.CKII Lê Quang Trung – Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, hiện đã có 469 ca nhập viện nghi do ngộ độc vì ăn bánh mì tại Long Khánh; trong đó có 2 ca đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM).

Liên quan đến ca bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, đơn vị này xác nhận có tiếp nhận bệnh nhi N.H.T.A (sinh năm 2011, ngụ Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) lúc 3 giờ 45 phút ngày 2/5/2024 nghi do ngộ độc thực phẩm.

Khai thác bệnh sử, sau khi ăn bánh mì của tiệm bánh mì Cô Băng (Long Khánh, Đồng Nai), bệnh nhi T.A bị đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, tiếp đó xuất hiện đau quặn từng cơn, buồn nôn, sốt cao kèm tiêu lỏng trên 10 lần, nhiều nước. Bệnh nhi T.A nhập viện Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi T.A tỉnh, môi hồng với khí trời, chi ấm, mạch rõ, có dấu mất nước, sốt cao 40độ C. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi T.A bị viêm ruột, tiêu chảy cấp có mất nước nghi do vi trùng , nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa.

Bệnh nhi T.A hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Bệnh nhi T.A hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Bệnh nhân được xử trí bù dịch tích cực, kháng sinh và chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc tiếp tục điều trị. Hiện, tình trạng sức khỏe của bé đang tạm ổn, sinh hiệu ổn, tỉnh táo, hết sốt và được bệnh viện theo dõi sát.

Theo BS.CKII Lê Quang Trung, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh, tính đến 6 giờ ngày 3/5, ghi nhận 447 ca nhập viện; trong đó, đang điều trị 321 ca, chuyển viện 11 ca, xuất viện 19 ca và 96 ca cho thuốc về nhà uống.

Tính đến 7 giờ cùng ngày, tại Bệnh viện đa khoa cao su Đồng Nai, tiếp nhận tổng cộng 22 ca. Trong đó, 21 ca đang điều trị tại bệnh viện, 1 ca đã xuất viện. Các trường hợp điều trị tại hai bệnh viện trên đều không có ca nặng.

Riêng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận và điều trị 12 bệnh nhi từ tuyến dưới. Trong đó, 5 ca nặng, đã có dấu hiệu tốt hơn, đang điều trị tích cực.

“Mặc dù số ca nghi ngộ độc đang tăng nhưng khi nhập viện điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đã lập thêm 1 đơn vị cấp cứu và điều trị ngộ độc với quy mô 70 giường bệnh để nhằm tập trung tiếp nhận và điều trị các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm từ ngày 2/5. Các y, bác sĩ của bệnh viện vẫn làm tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân và không lo quá tải”, BS Trung nhấn mạnh.

Trước đó, trong ngày 2/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai tiếp nhận hàng loạt người vào viện cấp cứu, với các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng do ăn bánh mì.

Bước đầu xác định, tất cả các bệnh nhân đều có ăn bánh mì thịt của tiệm bánh mì Cô Băng nằm trên đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh. Thời gian ăn bánh mì từ 15 giờ đến 19 giờ ngày 30/4. Sau ăn bánh mì khoảng 4 đến 8 giờ thì xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt… Một số trường hợp đã tự mua thuốc uống tại nhà và nhập viện vào sáng 1/5.

Tiệm bánh mì Cô Băng (đường Trần Quang Diệu, khu phố 2, phường Xuân Bình, Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) mỗi ngày kinh doanh trên 1 ngàn ổ bánh mì. Tiệm phục vụ 2 buổi/ngày. Buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ, buổi chiều từ 15 giờ đến 19 giờ. Nguyên liệu được sơ chế và chế biến tại tiệm.

Theo báo cáo của đại diện tiệm bánh mì Cô Băng, trong ngày 30/4, tiệm phục vụ khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt và khoảng 500 ổ bánh mì thịt từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 1/5.

Khoảng 5 giờ ngày 1/5, người dân ăn bánh mì vào ngày 30/4 xuất hiện các dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, sốt…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.