Sự thực tiêm kích Su-57 bị UAV cảm tử Ukraine phá hủy

GD&TĐ - Thông tin UAV cảm tử Ukraine phá hủy tiêm kích Su-57 Nga đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ báo chí quốc tế.

Sự thực tiêm kích Su-57 bị UAV cảm tử Ukraine phá hủy

Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) mới đây đã đăng tải một tấm ảnh vệ tinh trong đó thể hiện rõ một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 Felon của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đóng tại tại sân bay Akhtubinsk đã bị hư hại nghiêm trọng.

Vụ tấn công do UAV cảm tử Ukraine thực hiện xảy ra tại địa điểm cách tiền tuyến tới 589 km, nhằm đúng vào mục tiêu quan trọng hàng đầu của VKS đó là trung tâm thử nghiệm hàng không, nơi thường xuyên tiếp nhận những chiến đấu cơ đời mới nhất.

Theo báo chí Nga, Trung tâm thử nghiệm bay cấp nhà nước số 929 của Bộ Quốc phòng đóng tại sân bay Akhtubinsk là thực hiện các bài đánh giá đối với những hệ thống hàng không quân sự mới như radar trên máy bay hay vũ khí.

Tổng cục Tình báo Ukraine đăng tải bức ảnh với chú thích phá hủy tiêm kích Su-57 Felon.

Tổng cục Tình báo Ukraine đăng tải bức ảnh với chú thích phá hủy tiêm kích Su-57 Felon.

Tuy vậy sau khi xem xét tình hình, giới phân tích cho rằng khả năng cao chiếc chiến đấu cơ bị hư hại không phải là tiêm kích Su-57 thuộc lô sản xuất hàng loạt mà đây là nguyên mẫu thử nghiệm mang Sukhoi T-50 thứ 3 hoặc thứ 9 đang được đơn vị trên sử dụng.

Căn cứ vào những bức ảnh gần đây về căn cứ Akhtubinsk xuất hiện trên báo chí Nga, chiếc T-50 số hiệu 053 đang thường trực tại đó, ngoài ra còn chiếc T-50 khác số hiệu 510 cũng được sử dụng để kiểm tra tính năng kỹ chiến thuật.

Nhưng ngay cả trong trường hợp không phải tiêm kích Su-57 đích thực mà chỉ là mẫu thử T-50 bị phá hủy, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vẫn mất đi một phương tiện quý giá, giúp họ thử nghiệm tích hợp các loại vũ khí mới nhất để sử dụng trên chiến trường.

Vấn đề còn lại phải nhấn mạnh đó là phòng không và tác chiến điện tử Nga rõ ràng có lỗ hổng, bởi máy bay không người lái cảm tử do Ukraine chế tạo có tốc độ chậm, độ cao hành trình khá lớn và hoàn toàn chưa được tích hợp công nghệ tàng hình.

Nga sẽ chế tạo phiên bản tiêm kích Su-57E dùng cho xuất khẩu.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.