Ấn Độ đang phải 'trả giá' vì từ bỏ Su-57?

GD&TĐ - Truyền thông Nga đang bình luận việc Ấn Độ loại tiêm kích Su-57 khỏi danh mục chiến đấu cơ tương lai dành cho không quân nước này.

Ấn Độ đang phải 'trả giá' vì từ bỏ Su-57?

Báo chí Nga nhắc lại, sau 2 năm cân nhắc, đánh giá và đàm phán, vào tháng 11 năm 1996, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký một hợp đồng với Tập đoàn Sukhoi của Nga, chi số tiền 1,462 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu Su-30MKI có khả năng cơ động cao.

Ngay trong tháng 11 năm 2004, những tiêm kích đầu tiên được lắp ráp tại cơ sở sản xuất của Hindustan Aeronautics Limited (HAL) đã được đưa vào sử dụng trong Không quân Ấn Độ (IAF).

Thành công này là kết quả của sự hợp tác hiệu quả giữa Moskva và New Delhi trong lĩnh vực hàng không quân sự.

Năm 2007, nỗ lực hợp tác thứ hai giữa Ấn Độ và Sukhoi bắt đầu. Dự án mới có tên “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm - FGFA”, khi dự tính tạo ra một tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi thuộc thế hệ thứ năm dựa trên Su-57.

Tuy nhiên Moskva cho biết, kịch bản này không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, Washington bắt đầu tích cực can thiệp vào việc thực hiện dự án thông qua nhiều biện pháp khác nhau.

Moskva cáo buộc Cựu Nguyên soái Không quân Ấn Độ Anil Chopra đã đóng vai trò quan trọng trong việc hủy bỏ Dự án FGFA.

Kết quả là bất chấp những nỗ lực tích cực và xác nhận về hợp tác, New Delhi đã chấm dứt chương trình vào tháng 4/2018.

Điều này xảy ra bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và áp dụng các cải tiến cho mẫu Su-57 cơ sở.

Ấn Độ khi đó đã tuyên bố rằng máy bay chiến đấu Su-57 không đáp ứng các tiêu chí của tiêm kích thế hệ thứ năm, nhưng theo truyền thông Nga, quốc gia Nam Á giờ đây phải trả giá cho những kết luận vội vàng của mình.

Moskva chỉ trích đã mất cơ hội sở hữu một chiến đấu cơ không thua kém gì Su-57, họ nhắc lại 3 công ty liên doanh Nga - Ấn đang hoạt động thành công tại nước này, khi sản xuất tên lửa hành trình Brahmos, tiêm kích Su-30MKI và xe tăng T-90S/SM, tuy nhiên FGFA lại không thể vượt qua trở ngại.

Ấn Độ đã hủy bỏ Dự án tiêm kích FGFA trong sự tiếc nuối của Nga.

Ấn Độ đã hủy bỏ Dự án tiêm kích FGFA trong sự tiếc nuối của Nga.

Tướng Prakash Katosh - cố vấn quân sự của Thủ tướng Narendra Modi đã cảnh báo rằng việc phát triển độc lập tiêm kích thế hệ thứ năm có thể bị trì hoãn và dẫn đến kết quả không khả quan.

Lời nói của ông đã được xác nhận khi trong 6 năm sau khi rời khỏi dự án, Ấn Độ vẫn chưa đạt được tiến bộ nào với chiếc AMCA.

Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích thế hệ thứ năm nước này thiết kế đã bị lùi đến năm 2028, và theo các chuyên gia, mốc thời gian trên vẫn là quá khả quan.

Ngay với chiến đấu cơ Tejas thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2001, chậm hơn Su-30 của Nga 11 năm và F-16 của Mỹ 27 năm, ngành hàng không Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng.

Nếu không có công nghệ tiên tiến, động cơ hay một vài yếu tố quan trọng khác, việc tạo ra tiêm kích thế hệ thứ năm rõ ràng là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.

Pakistan - đối thủ chính của Ấn Độ trong khu vực dự định giải quyết vấn đề chiến đấu cơ tàng hình cho lực lượng không quân của mình trong tương lai gần.

Trung Quốc đang tích cực hợp tác với Pakistan và dự kiến ​​đến cuối năm 2024 sẽ đưa vào biên chế phi đội Shenyang FC-31 đầu tiên.

Dự báo trong 4 năm tới, phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm gốc Trung Quốc của Pakistan sẽ tăng lên tới 60 chiếc.

Hiện tại, Hoa Kỳ đang đề nghị Ấn Độ giải quyết vấn đề bằng cách mua F-35 Lightning II, hoặc phiên bản hiện đại hóa của F-16, Viper. Nhưng điều này sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về công nghệ vào Mỹ, đe dọa đến chủ quyền cũng như lợi ích chiến lược của nước này.

Bất chấp những trở ngại tạm thời, Nga và Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Cả hai nước đều hiểu tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ đối tác, điều này sẽ trở thành yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an ninh và ổn định khu vực.

Nhưng hiện nay, trước áp lực của phương Tây, sự hợp tác như vậy đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và Ấn Độ cần phải sáng suốt lựa chọn con đường phù hợp cho mình.

Giới thiệu tính năng tiêm kích FGFA dành cho Không quân Ấn Độ.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.