Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức và kiên quyết phủ nhận việc chuyển giao tiêm kích J-10C Vigorous Dragon đầu tiên cho Ai Cập.
Đây là phản ứng trước một số phương tiện truyền thông Ả Rập về sự củng cố sức mạnh của Cairo. Tuy nhiên lời bác bỏ chính thức chỉ được đưa ra gần hai tuần sau khi thông tin này bắt đầu lan truyền.
Cùng lúc đó, Bộ Quốc phòng Ai Cập vẫn hoàn toàn im lặng về khả năng tiếp nhận máy bay chiến đấu. Hơn nữa, cả Cairo và Bắc Kinh đều không xác nhận sự tồn tại của hợp đồng, bất chấp đồn đoán về sự tồn tại của một thỏa thuận như vậy đã xuất hiện vào mùa xuân năm 2024.
Giới chuyên môn cũng lưu ý rằng J-10C được cho là sẽ thay thế F-16 - loại máy bay thường đóng vai trò cơ sở trong phi đội không quân của nước này, vì Ai Cập hiện đang vận hành 32 chiếc F-16A/B và 175 chiếc F-16C/D.
Lời giải thích hợp lý duy nhất cho việc Cairo chọn J-10C là để tiếp cận tên lửa tầm xa, bởi vì ngay cả Rafale của Pháp cũng không được trang bị tên lửa Meteor, và Ai Cập đã mua chúng theo 3 đợt, mỗi đợt 66 chiếc.
Mặc dù vậy, quyết định thay thế 41 chiếc MiG-29M của Nga có vẻ hợp lý hơn. Bởi vì khả năng chiến đấu thực tế của chúng vẫn còn là dấu hỏi và vấn đề bảo trì vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Đồng thời tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xác nhận nào về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Ai Cập về việc mua máy bay chiến đấu J-10C Vigorous Dragon.
Mặc dù vậy, một số nguồn tin cho rằng hợp đồng đã được ký vào đầu tháng 9 năm 2024 tại Triển lãm hàng không quốc tế Ai Cập lần thứ nhất. Đồng thời, thậm chí còn không có thông tin gần đúng về số lượng và chi phí của máy bay.
Vì vậy, nếu thực sự có một hợp đồng giữa Trung Quốc và Ai Cập về máy bay chiến đấu J-10C thì hiện tại nó vẫn còn là bí mật. Và nếu chúng ta thực sự nói về việc thay thế F-16, thì đó là đơn đặt hàng lớn nhất cho hàng trăm tiêm kích.
Nhưng cần nhấn mạnh, kịch bản này cho thấy thực tế rằng Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ phủ nhận việc cung cấp máy bay, chứ không bác bỏ sự tồn tại của các thỏa thuận nói chung.
J-10 là máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ 4+ có trọng lượng cất cánh tối đa 19.227 kg, được cho là dựa trên một số giải pháp từ chiếc Lavi của Israel, được đưa vào hoạt động từ năm 2006.
Phiên bản J-10C xuất hiện vào năm 2018 và được trang bị động cơ WS-10B mới của Trung Quốc thay vì loại AL-31FN của Nga, hệ thống điện tử được nâng cấp, phạm vi vũ khí rộng hơn và khả năng tàng hình cao hơn.
Vào mùa thu năm 2024, một phiên bản J-10CE với vũ khí chính xác tầm xa đã được trình làng, trong đó chữ "E" có thể là "Ai Cập" hoặc đơn giản là "Xuất khẩu" hoặc "Nâng cao".