Đây cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh được hỗ trợ bởi hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công liên tục từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn.
“Dù thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn vi sinh vật, hệ thống niêm mạc ruột chỉ gồm một lớp tế bào để đảm bảo việc hấp thu nhanh dưỡng chất, nước và các chất điện giải. Để bảo vệ biên giới mỏng manh này, cơ thể thích nghi bằng cách tập trung các mô miễn dịch phía dưới niêm mạc ruột để kịp thời tối ưu hóa đáp ứng miễn dịch một cách liên tục.
Bên cạnh đó, các mô này cũng tiết kháng thể IgA để bảo vệ lớp mảng nhầy thành ruột không bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa”, chuyên gia giải thích.
Bên cạnh đó, miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính, như: Hội chứng ruột co thắt, hội chứng chuyển hóa, béo phì, đái thảo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư, Parkinson. Theo GS Tuyên, tại Việt Nam, có 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Đáng lo ngại, những bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như: Ung thư dạ dày, gan, đại tràng ngày càng tăng. Phần lớn, người bệnh phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Trung bình, mỗi năm, Việt Nam có từ 11.000 đến 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày. Trong đó, khoảng 8.000 người tử vong.
“Tại Việt Nam, các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa còn chưa được người dân chú trọng đúng mức trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chúng ta sinh ra mỗi người chỉ có 3 kg, cho đến khi trưởng thành có khoảng 50 kg. Như vậy, 47 kg chúng ta lấy từ thức ăn. Trong một đời người sống 70 năm, trung bình tiêu thụ khoảng 144 tấn lương thực thực phẩm, không kể nước. Tất cả đều đi qua đường tiêu hóa”, GS Tuyên cho biết.
Theo GS Lê Danh Tuyên, mức này là rất cao so với khuyến nghị. Tùy theo loại hình lao động từ nhẹ đến nặng, mỗi người nên sử dụng 1,2 - 2,2 gr thịt đỏ/kg thể trọng/ngày. Trong đó, người 50 kg làm việc văn phòng nên tiêu thụ 60 gr thịt đỏ (thịt lợn, bò, phần thịt đỏ của gia cầm) mỗi ngày.
Theo kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm 2015, có 14,1% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chung toàn quốc vẫn ở mức 24,6% năm 2015.
Theo GS Tuyên, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2009 - 2010, 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng và các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất là khẩu phần ăn trẻ em dưới 5 tuổi còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.
“Các nghiên cứu trên thế giới cũng như nhiều nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng ở Việt Nam cho thấy, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có mối liên quan tới khả năng thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp, dẫn tới số ngày nghỉ học tăng, ảnh hưởng tới tăng trưởng và học tập của trẻ. Thực tế, các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và tình trạng suy dinh dưỡng có mối liên hệ qua lại”, chuyên gia giải thích.
GS Tuyên cho biết, khi tình trạng dinh dưỡng được cải thiện thông qua bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các vấn đề về sức khỏe cũng được nâng cao. Cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, dẫn tới có đủ dự trữ dinh dưỡng. Dự trữ này sẽ được huy động để thực hiện các chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Khi Covid-19 bùng phát, các nghiên cứu cho thấy, những vấn đề về dinh dưỡng bao gồm suy dinh dưỡng và béo phì đều tăng khả năng diễn biến xấu trên bệnh nhân. Ngoài ra, các thiếu hụt vi chất như vitamin D, kẽm, selen cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân Covid-19.
“Khi mắc Covid-19, mô mỡ trở thành nơi trú ẩn cho virus. Thậm chí, không ít người béo phì gặp nhiều triệu chứng hậu Covid-19 hơn sau khi khỏi bệnh. Nguyên nhân là do ăn uống sai cách”, GS Tuyên chia sẻ.