Sợ lên chuyên viên

GD&TĐ - Gần đây, khi cơ quan công an công bố những thông tin liên quan đến một số cán bộ khảo thí ở tỉnh một số tỉnh gian lận trong chấm thi, một trong những câu chuyện bên lề giáo viên với nhau, ấy là: Bị cáo nọ mà không lên chuyên viên thì có lẽ sẽ không vào vòng lao lý đâu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Làm giáo viên trường chuyên, đang lương bổng ngon lành, lại lên chuyên viên Sở, thu nhập giảm đi. Phòng khảo thí là nơi dễ nảy sinh tiêu cực, ấy thế mà cũng chẳng có đồng dưỡng liêm nào thêm như bên thanh tra. Hoàn cảnh vậy, con người ta… dễ sinh phạm tội(!)

Rõ ràng, kiểu nói bên lề này chỉ là cho vui, bao biện, bởi không phải ai khó khăn cũng đi ăn cắp, và thực tế không ai đồng tình với hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, câu chuyện giảm thu nhập khi lên làm chuyên viên cấp sở, phòng GD&ĐT là có thật. Và thực tế đó cũng đang là nỗi bức xúc của những ai từng là giáo viên giỏi lên làm chuyên viên!

 Giáo viên có thời gian nghỉ hè, trong khi chuyên viên chỉ được hưởng ngày nghỉ phép trong năm. Chưa kể, họ phải đi công tác, đi cơ sở thường xuyên, chứ không phải ngày hai buổi đến trường, cơm nhà như khi ở trường!

Một trong những khoản giảm đầu tiên là chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp. Chế độ này chỉ áp dụng cho nhà giáo đang giảng dạy ở các cơ sở GD công lập. Nếu dạy ở trường chuyên, giáo viên còn mất tới 70% ưu đãi nữa. Khi làm quản lý ở các phòng hay sở, phụ cấp ưu đãi, thâm niên sẽ bị cắt. Phụ cấp công vụ, phụ cấp chức vụ nếu có cũng ít ỏi.

Tính sơ sơ, thu nhập giảm từ 1/3 đến 1/2 so với làm giáo viên, chưa kể còn khó có cơ hội hợp tác dạy thêm đúng pháp luật! Ngoài yếu tố thu nhập, lên làm chuyên viên, giáo viên còn bị khống chế thời gian làm việc. Chẳng hạn giáo viên có thời gian nghỉ hè, trong khi chuyên viên chỉ được hưởng ngày nghỉ phép trong năm. Chưa kể, họ phải đi công tác, đi cơ sở thường xuyên, chứ không phải ngày hai buổi đến trường, cơm nhà như khi ở trường!

Bất cập liên quan đến việc lên chức mà giảm thu nhập này là chuyện không mới, và cũng không phải không ai nhận ra, hay tìm cách khắc phục. Thực tế, nhiều địa phương cũng đã nghĩ đủ cách để hỗ trợ chuyên viên. Có tỉnh, huyện quy định ngầm rằng, cứ làm chuyên viên 3 - 5 năm, rồi sau đó lại về trường cũ làm giáo viên, coi như thử thách, học hỏi kinh nghiệm quản lí.

Có nơi để hỗ trợ cho các chuyên viên (vốn đa phần là viên chức), địa phương hỗ trợ 25% theo phụ cấp công chức, thậm chí có nơi lại biệt phái xuống các trường để họ được hưởng lương và các chế độ chính sách tại trường. Dù sáng tạo kiểu nào thì những cách làm này cũng không đúng quy định.

Một trong những rào cản trong việc thu hút giáo viên giỏi lên làm chuyên viên, cán bộ quản lí là hiện nay chưa có định biên công chức, viên chức rõ ràng cho phòng GD&ĐT. Các văn bản quy định ưu đãi chỉ dừng lại ở nhà giáo đứng lớp. Hầu hết các chuyên viên tại phòng, sở đều là cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán công tác lâu năm tại các trường bỗng dưng mất tiền khi lên chức.

Để khắc phục tình trạng giáo viên giỏi không muốn lên làm chuyên viên hoặc quản lý, theo ý kiến của nhiều nhà giáo, cán bộ quản lí, về căn cơ Luật GD nên định nghĩa lại khái niệm nhà giáo, bao gồm không chỉ là người đứng lớp mà phải gồm cả người làm chuyên viên, cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT trở lên. Có như vậy mới động viên được người giỏi tham gia công tác quản lí chuyên môn ở cấp trên cơ sở, xóa bỏ được tình trạng muốn giáo viên nhận nhiệm vụ ở phòng/ sở “chúng tôi chỉ còn cách nài nỉ hoặc bắt ép” như một phó giám đốc sở chia sẻ. 

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ