'Sợ hãi là yếu tố duy nhất thay đổi chính sách của phương Tây'

GD&TĐ - Nỗi sợ hãi được cho là yếu tố duy nhất có thể thay đổi chính sách của phương Tây đối với Liên bang Nga.

(Ảnh: TASS)
(Ảnh: TASS)

Ông Dmitry Suslov là phó giám đốc Dmitry Suslov của Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp, đồng thời là chuyên gia của CLB Thảo luận Valdai.

Ngày 26/3, ông cho rằng sợ hãi là yếu tố duy nhất có thể thay đổi chính sách của phương Tây đối với Liên bang Nga và hướng chính sách này theo hướng ít gây bất ổn hơn.

Giới tinh hoa phương Tây đã thuyết phục người dân rằng không có quốc gia nào tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.

Điều này cho phép họ có quyền tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga một cách an toàn với sự giúp đỡ của Ukraine. Ông Suslov chỉ ra rằng cảm giác an toàn dẫn đến chính sách mà phương Tây tuân thủ, đó là tìm cách giáng cho Nga một thất bại chiến lược.

"Để thay đổi chính sách của họ, cần phải gia tăng nỗi sợ chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân, để tạo cho họ cảm giác rằng chính họ có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công và là nơi diễn ra các hoạt động quân sự.

Lý do là vì nỗi sợ hãi chính là yếu tố duy nhất có thể thay đổi chính sách của phương Tây đối với Nga theo hướng ít nguy hiểm và gây bất ổn hơn. Nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3, một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Cho đến nay, nỗi sợ hãi này thực tế không còn ở các nước NATO, kể cả các nước châu Âu" - ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với TASS.

Theo ông, Moscow "muốn phát đi tín hiệu rằng chính sách chiến tranh hỗn hợp mà phương Tây đang theo đuổi chống lại Liên bang Nga là rất bất ổn, làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Âu, nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO và nguy cơ chiến tranh hạt nhân."

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/3 cho biết Moscow và Minsk đã đồng ý triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus mà không vi phạm chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ông nhấn mạnh rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus, mà làm những gì Mỹ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ.

Ngày 26/3, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell cho biết EU sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế bổ sung nếu Belarus ủng hộ việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của mình.

Cùng ngày, Phó Tổng thống Bulgaria Iliyana Yotova kêu gọi tất cả các quốc gia và tổ chức quan tâm đến hòa bình ở Ukraine sớm bắt đầu đàm phán. Bà lưu ý rằng sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine đang trở nên nguy hiểm hơn mỗi ngày.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.