Giao thông tê liệt vì đình công khi Đức quay cuồng trong lạm phát

GD&TĐ - Ngày 27/3, một cuộc đình công lớn ở Đức đã bắt đầu, làm tê liệt giao thông công cộng và sân bay.

Máy bay đậu tại sân bay Munich trong cuộc đình công do công đoàn Verdi của Đức kêu gọi vì tranh chấp tiền lương, ở Munich, Đức, ngày 26/3. (Ảnh: REUTERS/Lukas Barth)
Máy bay đậu tại sân bay Munich trong cuộc đình công do công đoàn Verdi của Đức kêu gọi vì tranh chấp tiền lương, ở Munich, Đức, ngày 26/3. (Ảnh: REUTERS/Lukas Barth)

Đây được xem là một trong một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu quay cuồng vì lạm phát tăng vọt.

Các cuộc đình công được lên kế hoạch bắt đầu ngay sau nửa đêm và ảnh hưởng đến các dịch vụ trong ngày 27/3.

Đây là diễn biến mới nhất trong nhiều tháng diễn ra những sự phản đối, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của châu Âu do giá lương thực và năng lượng cao hơn làm giảm mức sống.

Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga trước cuộc chiến ở Ukraine, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao hơn khi nước này nỗ lực tìm các nguồn năng lượng mới. Tại đây, tỷ lệ lạm phát vượt quá mức trung bình của khu vực đồng euro trong những tháng gần đây.

Giá tiêu dùng của Đức đã tăng hơn dự đoán trong tháng 2, tới 9,3% so với một năm trước đó. Điều này cho thấy áp lực chi phí dai dẳng mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cố gắng chế ngự bằng một loạt các đợt tăng lãi suất vẫn chưa giảm bớt.

Đây là một sự điều chỉnh đau đớn đối với hàng triệu công nhân trên cả nước khi chi phí của mọi thứ từ bơ cho đến tiền thuê nhà đều tăng sau nhiều năm giá cả khá ổn định.

Lãnh đạo liên đoàn lao động Verdi Frank Werneke nói với tờ Bild am Sonntag rằng “được tăng lương đáng kể là vấn đề sống còn đối với hàng ngàn nhân viên”.

Pháp cũng phải đối mặt với một loạt các cuộc đình công và biểu tình kể từ tháng 1 khi sự tức giận gia tăng đối với nỗ lực của chính phủ nhằm tăng tuổi hưởng lương hưu nhà nước thêm 2 năm, lên 64 tuổi.

Tuy nhiên, các quan chức Đức nói rõ rằng cuộc chiến của họ chỉ là về tiền lương.

Công đoàn Verdi đang đàm phán thay mặt cho khoảng 2,5 triệu nhân viên trong khu vực công, bao gồm cả giao thông công cộng và tại các sân bay.

Công đoàn vận tải và đường sắt EVG đàm phán tuyển dụng khoảng 230.000 nhân viên tại nhà điều hành đường sắt Deutsche Bahn (DBN.UL) và các công ty xe buýt.

Verdi đang yêu cầu tăng lương 10,5%, tức là lương sẽ tăng ít nhất 500 euro (538 USD) mỗi tháng, trong khi EVG đang yêu cầu tăng 12% hoặc ít nhất 650 euro mỗi tháng.

Những người sử dụng lao động cũng cảnh báo rằng tiền lương cao hơn cho công nhân vận tải sẽ dẫn đến giá vé và thuế cao hơn để bù đắp chênh lệch.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.