Sinh viên Nhật Bản chật vật với chi phí du học

GD&TĐ - Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và đồng yên mất giá, du học trở thành thách thức lớn đối với sinh viên Nhật Bản.

Khoảng 80% sinh viên Nhật Bản quan tâm đến du học nhưng không đủ chi phí.
Khoảng 80% sinh viên Nhật Bản quan tâm đến du học nhưng không đủ chi phí.

Các trường đang tìm cách hỗ trợ nhóm sinh viên này.

Trước đại dịch Covid-19, chi phí du học nhìn chung đã gia tăng đáng kể, bao gồm phí di chuyển, sinh hoạt và học phí. Đơn cử, chi phí tham gia một chương trình trao đổi giữa Nhật Bản và bang Bắc Carolina, Mỹ, kéo dài 2 tuần chỉ có giá khoảng 500 nghìn yên nhưng hiện tăng gấp đôi lên khoảng một triệu yên.

Theo Hiệp hội Du học Nhật Bản (JAOS), số lượng sinh viên Nhật Bản đến Bắc Mỹ hoặc châu Đại Dương du học đã giảm 80% trong giai đoạn năm 2019 – 2023. Mặt khác, những người Nhật Bản du học tại các quốc gia châu Á như Philippines, Malaysia đã tăng 10% sau 4 năm. Hiện tại, châu Á là khu vực duy nhất tiếp nhận nhiều sinh viên Nhật Bản hơn so với trước đại dịch Covid-19 vì chi phí hợp lý.

Khoảng 80% sinh viên Nhật Bản quan tâm đến du học nhưng do khó khăn tài chính nên nhiều người phải từ bỏ kế hoạch. Điều này phản ánh rõ rệt tác động tiêu cực của tình trạng lạm phát toàn cầu đối với sinh viên thu nhập thấp.

GS Nami Iwaki, làm việc tại Đại học Nagoya, chia sẻ: “Một số lượng lớn sinh viên đã từ bỏ ý định học tập tại nước ngoài. Nguyên nhân chính là do đồng yên xuống giá mạnh khiến chi phí xuất ngoại chênh lệch lớn”.

Tuy nhiên, các trường đại học ở khu vực Chubu, Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách giúp sinh viên vượt qua rào cản, từ việc cung cấp hỗ trợ tài chính đến phát triển các chương trình học quốc tế trong nước.

Đại học Nagoya đã triển khai các biện pháp để thu hút sinh viên tham gia các chương trình quốc tế ngay tại trường. Một trong những giải pháp là mở các lớp học bằng tiếng Anh dành cho sinh viên Nhật Bản và cho phép họ trải nghiệm môi trường học tập quốc tế mà không phải ra nước ngoài.

Các lớp học này được tổ chức bởi giảng viên quốc tế và giúp sinh viên Nhật Bản tham gia vào các cuộc thảo luận, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và hiểu biết văn hóa. Nhà trường cũng thành lập hệ thống hỗ trợ học thuật, trong đó sinh viên quốc tế sẽ làm “gia sư” cho sinh viên Nhật Bản, giúp họ cải thiện kỹ năng tiếng Anh và viết báo cáo.

GS người Thụy Sĩ Serge Richard chia sẻ: “Các lớp học của tôi chào mừng sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Tất cả đều giao tiếp bằng tiếng Anh. Việc này có thể khó khăn cho sinh viên Nhật Bản lúc đầu nhưng là cơ hội cho họ tham gia môi trường đa văn hóa”.

Bên cạnh Đại học Nagoya, các trường đại học khác trong khu vực Chubu cũng nỗ lực giúp sinh viên du học, bất chấp chi phí ngày càng cao. Đại học Ngoại ngữ Nagoya cung cấp chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên, giúp chi trả phần lớn chi phí du học trong một năm nếu sinh viên vượt qua các cuộc tuyển chọn.

Đại học Nanzan, với các chương trình du học ngắn hạn, đang triển khai một hệ thống trợ cấp mới để giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên tham gia các chương trình này.

Dù các biện pháp hỗ trợ tài chính tại các trường đại học Nhật Bản vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết vấn đề chi phí du học tăng cao, nhưng đã giúp nhiều sinh viên duy trì ước mơ trải nghiệm học tập quốc tế.

Sự phát triển của các chương trình học quốc tế tại các trường đại học Nhật Bản là một tín hiệu tích cực trong việc giúp sinh viên có thể tiếp cận cơ hội học tập toàn cầu, đồng thời giữ vững tinh thần du học trong một thời kỳ đầy thử thách về tài chính.

Đại học Nagoya và các trường đại học khác tại Chubu, Nhật Bản hy vọng rằng các chương trình học bằng tiếng Anh và các hệ thống hỗ trợ tài chính sẽ giúp sinh viên Nhật Bản tiếp cận giáo dục quốc tế mà không phải chịu áp lực tài chính quá lớn.

Theo The Japan Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.