Sinh viên Nam Phi học vào nửa đêm vì... cắt điện

GD&TĐ -Hàng ngày, sinh viên Lindokuhle Mdlalose, 21 tuổi, học bài vào ban đêm, đầu giờ sáng.

Trẻ em Nam Phi học bài dưới ánh nến leo lét vì mất điện.
Trẻ em Nam Phi học bài dưới ánh nến leo lét vì mất điện.

Việc học vào nửa đêm là điều bắt buộc bởi Nam Phi đang thực hiện cắt điện luân phiên ở mức cao nhất trong 2,5 năm trở lại đây, sau khi công nhân ở một số nhà máy sản xuất điện đình công.

Ở cấp độ cao nhất, người dân Nam Phi bị cắt điện nhiều lần trong ngày với mỗi lần cắt điện kéo dài từ 2 - 4 giờ đồng hồ. Tần suất cắt điện vào ban đêm và sáng sớm thấp hơn do thời điểm này người dân ít sử dụng điện.

Vì vậy, với nhiều sinh viên đang ôn tập cho các kỳ kiểm tra sắp tới, việc học vào ban đêm hiện đã trở thành một nếp sinh hoạt. Nữ sinh Mdlalose chia sẻ: “Tôi thức dậy lúc nửa đêm, học trong 2 giờ khi có điện, tranh thủ ngủ một chút rồi dậy đi học. Chúng tôi cần phải thích nghi nhưng tình hình hiện nay khiến gia đình tôi kiệt quệ”.

Dù Mdlalose được phép học trực tuyến tại nhà nhưng máy tính của nữ sinh thường xuyên hết pin. Do đó, mỗi ngày, Mdlalose đều di chuyển đến trường đại học để sử dụng nhờ máy phát điện.

Bên cạnh đó, nữ sinh ngành sư phạm phải bỏ tiền mua các gói dữ liệu di động do wifi gần như không hoạt động. Nhu cầu đẩy giá các gói Internet lên cao.

Tình trạng cắt điện luân phiên tại Nam Phi đang làm gia tăng khoảng cách giáo dục giữa người có máy phát điện và người không có; khoảng cách kỹ thuật số giữa người thừa khả năng truy cập Internet và người không thể.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.