Sinh viên Đông Nam Á không “mặn mà” du học châu Âu

GD&TĐ - Hầu hết sinh viên Đông Nam Á lựa chọn du học tại Anh, Mỹ hoặc Nhật Bản. Các quốc gia châu Âu được cảnh báo đang tụt lại phía sau trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Châu Âu đứng sau Anh, Mỹ khi sinh viên Đông Nam Á chọn trường du học.
Châu Âu đứng sau Anh, Mỹ khi sinh viên Đông Nam Á chọn trường du học.

Không chỉ Đông Nam Á, đối với sinh viên châu Á nói chung, học tập tại châu Âu là lựa chọn kém hấp dẫn. Báo cáo mới nhất do Viện giáo dục ISEAS - Yusof Ishak cho thấy, trong năm 2020, khoảng 12,2% sinh viên Đông Nam Á lựa chọn du học châu Âu.

Đến năm 2021, con số này tăng nhẹ lên 13%. Nhưng các quốc gia EU vẫn đứng sau Mỹ (29,7%) và Anh (19,9%) trong bảng xếp hạng điểm đến du học được sinh viên Đông Nam Á lựa chọn nhiều nhất.

Các trường đại học trong khu vực đang cố gắng đuổi kịp Anh, Mỹ và gần đây nhất là Nhật Bản. Tháng 4 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng chương trình học bổng dành cho khu vực Đông Nam Á bằng cách trao 300 suất học bổng tổng trị giá 6 triệu USD đến năm 2022.

Igor Driesmans, đại sứ EU tại khối ASEAN, đánh giá: “Các trường đại học sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính có lợi thế đặc biệt trong giảng dạy. Tiếng Anh vẫn là yếu tố quan trọng để sinh viên châu Á lựa chọn du học”. Nhận thấy tiềm năng của ngôn ngữ, các trường đại học EU đang cố gắng thay đổi bằng cách tổ chức nhiều chương trình học sử dụng tiếng Anh, mở các khoá học ngôn ngữ quốc tế.

Việc giảng dạy bằng tiếng Anh tại EU có thể thu hút sinh viên quốc tế du học nhưng khó có thể duy trì số lượng sinh viên và gây cản trở khi các em muốn hội nhập trong thị trường lao động EU.

Vì sử dụng ngôn ngữ chung, hình ảnh của các quốc gia EU chưa thực sự đậm nét trong tư duy và ấn tượng của sinh viên Đông Nam Á. Do đó, khi cân nhắc đến việc du học, các em vẫn hướng đến những hình ảnh được xây dựng vững chãi nhiều năm qua như Mỹ, Anh.

Trong thời gian này, châu Âu tiếp tục đối mặt với cạnh tranh đến từ Nhật Bản. Kimkong Heng, đồng sáng lập Diễn đàn Giáo dục Campuchia, nhận xét nhiều sinh viên Đông Nam Á thích học tập tại các nước nói tiếng Anh.

Nhưng một số lượng lớn muốn theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, xu hướng được hình thành tại Nhật Bản. Nhiều sinh viên Đông Nam Á đã làm nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, nhận thấy ưu điểm của lĩnh vực này và giới thiệu cho bạn bè, người thân tại quê nhà.

Một số còn giúp kết nối trường học tại Nhật Bản với sinh viên quốc tế. Nhờ đó, số lượng du học sinh châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng tới Nhật Bản ngày càng tăng.

Ngoài ra, hàng năm Nhật Bản cung cấp nhiều học bổng chính phủ có giá trị lớn cho sinh viên trong khu vực. Theo ông Kimkong, đây là lợi thế của Nhật Bản so với các quốc gia EU. Nếu muốn thu hút du học sinh châu Á, EU nên cấp nhiều học bổng hấp dẫn hơn cho nhóm đối tượng này.

PGS Meng-Hsuan Chou, làm việc tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore, giải thích sinh viên Đông Nam Á có thể chọn trường theo giá trị đồng tiền đầu tư. Nhiều trường đại học tại EU có chi phí học tập và sinh hoạt rẻ hơn đối thủ tại Anh và Mỹ.

Chẳng hạn, chi phí khởi điểm mỗi năm đối với sinh viên không thuộc EU là 2.770 euro tại Pháp, 4.175 euro tại Bỉ và khoảng 6.000 - 15.000 euro tại Hà Lan. Trong khi học phí khởi điểm tại Anh là 12.000 euro. Tại một số quốc gia như Cộng hoà Séc, Slovakia, học phí giữa sinh viên EU và sinh viên ngoài EU là không chênh lệch.

Nhưng các trường đại học tại Anh, Mỹ luôn giữ thứ hạng đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục quốc tế. Điều này khiến việc đầu tư vào Anh, Mỹ, dù tốn kém so với các quốc gia châu Âu, vẫn được du học sinh đánh giá có giá trị cao.

Theo DW

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.