Sinh viên có nên đi làm thêm?

GD&TĐ - Trái ngược với phương Tây, nhiều bậc phụ huynh ở nước ta không cho con (khi đang là sinh viên) đi làm thêm vì sợ xao nhãng việc học, trở thành nô lệ của đồng tiền, sa đà vào thói hư tật xấu. 

Sinh viên có nên đi làm thêm?

Chính với tư tưởng ấy dẫn đến việc cha mẹ bao bọc con cái quá mức. Dù nhiều gia đình khốn khó nhưng vẫn cố chạy vạy, thậm chí là vay nóng tiền bạc để con chu toàn việc học, chứ không cho con đi làm thêm.

Cạnh phòng trọ tôi có hai anh em người Bình Thuận, đang là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Tôn Đức Thắng. Theo tìm hiểu thì gia cảnh của hai em không mấy khá giả, ba là giáo viên, mẹ bán nước giải khát ven đường mà thôi. Thế nhưng, dù thu nhập ba cọc ba đồng nhưng ông bố tuyệt đối không cho con đi làm thêm. Có lần ông vào chơi, tâm sự chuyện vất vả khi phải lo cho hai quý tử.

Cũng may là ông có người chị bên Nhật, thỉnh thoảng giúp đỡ nên phần nào nhẹ gánh lo toan. Khi được hỏi vì sao không cho con đi làm thêm để phụ bố mẹ, có vốn kinh nghiệm sống, tập thói quen chủ động, thì ông khoát tay trả lời ngay: “Thôi thôi, cho đi làm sớm nó dễ hư lắm cậu ạ!

Có tiền rồi nó cứ xài thoải mái, ăn chơi sa đọa, đua đòi theo chúng bạn, nhậu nhẹt, cờ bạc... rất là nguy hiểm”. Ông nói cũng có phần nào đó đúng, nhưng mọi chuyện không thể chỉ nhìn một chiều như vậy!

Tại sao cha mẹ ở các nước phương Tây luôn khuyến khích con mình đi làm thêm ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, thậm chí khi còn là học sinh trung học? Ngay cả khi họ giàu sang, sung túc, là ngôi sao nổi tiếng thế giới nhưng vẫn để con đi làm thêm kiếm từng đồng xu?

Lấy thí dụ, dù gia đình ngôi sao David Beckham - Victoria Adams có tài sản lên đến hàng trăm triệu USD nhưng họ vẫn để cậu cả Brooklyn đi làm bồi bàn ở một quán cà phê tại London (Anh) với mức lương 2,68 Bảng/giờ (khoảng 95.000 đồng/giờ).

Đó là vì phụ huynh muốn cho con cái va chạm với xã hội, tự thân vận động, biết giá trị đồng tiền kiếm ra quý giá là như thế nào, không dựa dẫm vào bố mẹ. Mặt khác, ở phương Tây, sinh viên khi vào đại học đều phải cố gắng đi làm thêm, ngoài chuyện học hỏi kinh nghiệm xã hội, còn là cách để tự trang trải cuộc sống cho chính bản thân.

Bởi nhiều bạn không được khá giả, phải vay tiền học, phải lo cho mình từ A - Z, chứ không trông chờ vào sự bao bọc từ cha mẹ hay hưởng trợ cấp từ Nhà nước.

Vì thế, sinh viên ở nước ta nên tập thói quen tự lập ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học. Dù cha mẹ có khá giả, giàu có cách mấy, nhưng với đồng tiền do mình làm ra, khi tiêu xài sẽ thấy trân trọng, quý giá hơn bao giờ hết. Thường đồng tiền không “đổ mồ hôi sôi nước mắt”, người ta tiêu pha không biết tiếc, không hiểu hết giá trị, bởi đó không phải tiền do mình làm ra.

Ngoài ra, một khi đã có kinh nghiệm dày dặn, vốn xã hội phong phú, sự chủ động linh hoạt thì rất dễ để có một công việc đúng với bằng cấp, với năng lực của mình trong tương lai. Đó chính là lý do nhiều trường đại học ở ta cần sinh viên đi thực tập để làm luận án. Thêm nữa, một khi sinh viên có vốn kinh nghiệm xã hội phong phú, các bạn thường dễ thích nghi hơn, biết chấp nhận thất bại và đứng lên nhẹ nhàng trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cần phải đặt ra kế hoạch, mục tiêu: Khi nào học và khi nào làm. Tuyệt đối không nên thấy làm thêm có tiền nhiều rồi mê đắm đuối, cúp tiết, xao lãng việc học và cả chuyện quyết định bỏ học. Để con cái có một định hướng tốt, suy nghĩ tích cực thì cha mẹ chính là người đưa ra cho con một lời khuyên chân thành. Thường xuyên quan tâm, hỏi han con để biết chắc rằng con mình đang đứng ở vạch tích cực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.