Khi những con chim cất cánh bay đến vùng đất cao ráo, đó có thể là dấu hiệu của một cơn bão lớn, và khi những con kiến bò ra khỏi tổ từng đàn, bạn sẽ nghĩ đó là thời điểm cho một cơn mưa tầm tã sắp đến.
Nhưng nếu một đàn sâu bướm bò thành đàn chồng lên nhau trên mặt đất, điều đó có thể có ý nghĩa gì?
Thỉnh thoảng, bạn có thể bắt gặp cảnh tượng kì lạ: sâu bướm bò lúc nhúc thành đàn trên mặt đất như thế này.
Một đoạn clip được quay lại tại Trang (Thái Lan) vừa mới đây đã thu hút sự chú ý của nhiều người cảnh tượng lạ nói trên.
Nhìn thoáng qua không ai có thể nhận ra đó là sinh vật gì bởi nó không có hình thù rõ ràng, chỉ là một nhúm đen lúc nhúc di chuyển chậm chạp để lại một vệt dài chất dịch tại chỗ chúng đi qua.
Theo người đăng tải clip, đây thực chất không phải sinh vật là mà là hàng trăm con sâu bướm tụ tập lại một chỗ và hối hả chen chúc nhau, dường như đang “hành quân” đi đến nơi nào đó.
Đoạn clip mới đây đã khiến nhiều cư dân mạng chú ý và bàn tán không ngớt về nguyên do dẫn đến cảnh tượng kì quái.
Hình ảnh kinh hãi này vừa xuất hiện đã khiến nhiều người phỏng đoán về lý do dẫn đến hành vi này của sâu bướm. Liệu đây có phải là một thông điệp bí ẩn nào đó mà sâu bướm muốn nói cho con người biết không?
Sự thật là, có một nguyên nhân rất thú vị lí giải tại sao sâu bướm lại trèo lên người nhau thành đám trên mặt đất như vậy.
Đàn sâu bướm di chuyển thành đàn, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?
Destin, chủ nhân một loạt các clip trên Youtube có tên Smarter Every Day, và Phil Torres, một nhà sinh học bảo tồn thiên nhiên trong một lần thám hiểm rừng rậm Amazon đã bắt gặp hiện tượng tương tự. Destin sau đó nghĩ rằng, có lẽ sâu bướm bò lên nhau để có thể di chuyển nhanh hơn.
Destin thực hiện một ví dụ nho nhỏ: hãy quan sát sự chuyển động của hai con "sâu bướm" màu xanh dương.
So với bò lẻ, bò thành đám sẽ giúp con "sâu bướm" đi một quãng xa hơn hẳn trong cùng một khoảng thời gian.
Tương tự như việc bước đi trên thang cuốn, loài sâu bướm tự biến mình thành một chiếc thang cuốn bất tận để cùng nhau tiến lên phía trước.
Cụ thể là, khi chúng bò lên mình nhau, chúng tạo nên vài tầng sâu bướm: tầng thứ nhất chỉ di chuyển với tốc độ bình thường, nhưng tầng thứ hai sẽ có tốc độ gấp đôi vì một phần được chở đi bởi tầng thứ nhất.
Tương tự, ở tầng thứ ba sâu bướm sẽ có tốc độ gấp ba lần bình thường. Chúng sẽ lần lượt đi từng tầng một, thay phiên cõng nhau đi và kết quả là tốc độ của cả đàn sẽ nhanh hơn cách bò lẻ, mặc dù hơi chậm hơn một chút so với tốc độ của con nằm ở tầng trên cùng.