Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, còn có trường hợp sinh khó buộc phải mổ: ngôi thai xoay ở tư thế bất thường ở cuối kỳ (ngôi mông, ngôi ngang…) nếu không phẫu thuật sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé; hoặc thai suy khi đang chuyển dạ, nước ối không tốt… bác sĩ cũng sẽ chuyển sang mổ để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Với những bà mẹ đã sinh mổ tốt nhất chỉ nên sinh hai lần. Mặt khác, những người đã sinh mổ là trường hợp gặp những vấn đề không thể sinh thường nên lần sinh sau cũng phải áp dụng biện pháp sinh mổ và thời gian tối thiểu để mang thai lại là 1 năm. Trong lần sinh sau bác sĩ vẫn sẽ thao tác trên vết mổ cũ nên nếu khoảng cách quá gần vết khâu sẽ không an toàn (rách, bung đường khâu…).
Đồng thời, các cơ quan nội tạng sẽ bị tác động tiếp tục và để lại những vết xạm làm gia tăng khả năng dính ruột, rất nguy hiểm. Do đó, các thai phụ nên chú ý thực hiện chế độ hậu phẫu theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các bé sinh thường nhờ được tử cung người mẹ gò ép tự nhiên trên lồng ngực nên dịch nhầy trong phổi hầu như được đẩy hết ra ngoài, nhưng bé sinh mổ cần được theo dõi kỹ hơn vì có thể vẫn còn dịch chưa được lấy hết.
Lúc đó, bé có thể bị suy hô hấp tức thời, nghẹt thở… nếu không được phát hiện có thể gây tử vong. Cũng chính vì không được lấy sạch dịch, cơ quan hô hấp của các bé sinh mổ không tốt bằng sinh thường, từ đó dẫn đến việc dễ mắc các bệnh khác liên quan…
BS Nguyễn Thu Hiền, (Phòng khám Đa khoa Minh Hiền)