Singapore mạnh chi xây dựng “Quốc gia thông minh”

GD&TĐ - Chi phí cho giáo dục tại Singapore tốn kém không chỉ với người dân mà với cả chính phủ.

Singapore mạnh chi xây dựng “Quốc gia thông minh”

Chi cho giáo dục chiếm 17% tổng ngân sách

Chi ngân sách cho giáo dục đã tăng gấp đôi từ năm 2005 lên 12,9 tỉ S$ (9,3 tỉ $) trong năm nay, tương đương 17% tổng ngân sách. Khoản chi khổng lồ này không chỉ dành trả lương cho giáo viên và nâng cấp hạ tầng giáo dục, mà còn dành trợ cấp cho học sinh Singapore.

Singapore là quốc gia đắt đỏ thứ ba thế giới về chi tiêu giáo dục cho một đứa trẻ, chỉ xếp sau Hồng Kông và UAE. Phụ huynh phải “móc hầu bao” 70.939$ cho việc học hành của con từ tiểu học đến hết THPT – theo một nghiên cứu của Ngân hàng HSBC công bố tháng 6/2017.

Nhưng đối với những gia đình người Singapore, chính phủ thanh toán hầu hết “hoá đơn giáo dục”. Nếu bạn là công dân Singapore, bạn chỉ chi 13S$/tháng cho một trẻ học tiểu học, trong khi người nước ngoài phải chi khoảng 613S$.

Hiện tại chính phủ trợ cấp cho 435.100 học sinh từ tiểu học đến trung học và dự kiến hỗ trợ 80.100 sinh viên đại học và học viên cao học trong năm nay.

“Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục trừ khi tăng còn nếu không luôn giữ ổn định” – theo Selena Ling, chuyên gia Ngân hàng Oversea - Chinese tại Singapore. Có thể hộ gia đình phải tăng chi cho giáo dục do giá cả tăng nhưng tính ra tổng chi cho giáo dục vẫn nhỏ hơn so với những khoản mục chi lớn như nhà và thực phẩm – Selena nhận xét.

Thống kê giá tiêu dùng mới nhất cho thấy chi giáo dục tăng 3,2% trong tháng 5 so với 1 năm trước, cao gấp đôi tỉ lệ lạm phát chung.

Chú trọng đổi mới chương trình GD-ĐT

Bộ Giáo dục cho biết tăng chi phí giáo dục là bởi những cải tiến trong chất lượng dạy học, nâng cấp hạ tầng và đổi mới chương trình. Ở các trường đại học, chương trình đào tạo được điều chỉnh để chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên những kĩ năng liên quan đến máy tính; chỉ tiêu tuyển sinh cho các chương trình liên quan đến công nghệ cũng tăng lên và có thêm nhiều chuyên ngành mới được mở.

Việc quốc tế hoá chương trình đào tạo giúp sinh viên Singapore có thể học tập tại nhiều quốc gia khác trên thế giới khi tham gia chương trình chuyển tiếp, hoặc các kỳ trao đổi sinh viên, thực tập… Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng học tập được qua việc trải nghiệm là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

Nhờ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, Singapore đang trở thành nơi thu hút sự đầu tư của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Google, Facebook, ANZ, Dell, Samsung, Louis Vuitton…

Những ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên ở các trường, hay các kỳ thực tập bắt buộc chính là cơ hội tốt để sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng, hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tự tin khi ứng tuyển.

“Việc chính phủ tăng đầu tư cho giáo dục có thể sẽ có hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế Singapore trong dài hạn” - giảng viên kinh tế học Kelvin Seah thuộc Đại học Quốc gia Singapore nêu quan điểm - “Sự đầu tư này đồng nghĩa với việc tăng vốn con người của mỗi cá nhân và gia tăng năng suất của người lao động”.

Quốc đảo Singapore có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Chính phủ đang nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế sang trung tâm công nghệ cao thế giới – một phần trong chương trình “Quốc gia thông minh” – và vì thế chú trọng trang bị học sinh kĩ năng cho một nền kinh tế số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.