Thảm cảnh GD tại quốc gia nghèo nhất thế giới

GD&TĐ - Được coi là quốc gia nghèo nhất thế giới, Niger - một quốc gia vùng Tây Phi, có hơn 80% diện tích nằm trong sa mạc Sahara đang lún sâu hơn vào khủng hoảng giáo dục.
Thảm cảnh GD tại quốc gia nghèo nhất thế giới

Nạn “giáo viên ma”

Vào thời điểm một ngày sau khi giáo viên và học sinh tiến hành biểu tình dài ngày gây áp lực đối với việc nợ lương của chính phủ, cơ quan chống tham nhũng quốc gia đã công bố kết quả điều tra cho thấy mỗi tháng có tới hơn 4,5 triệu euro chảy vào danh sách lương “giáo viên ma”.

Cụ thể có 2.565 giáo viên ảo trên bảng lương tại 5 trong 8 tỉnh của Niger. Cuộc thanh tra “từng trường học một” cho thấy 1.917 giáo viên không tồn tại trong thực tế, trong tên của 648 người lặp lại 2 hoặc 3 lần trong bảng lương.

Cuộc thanh tra được thực hiện từ tháng 6 và số lương cho “giáo viên ma” chảy vào túi các quan chức tham nhũng.

Theo Hiệp hội giáo viên, 80% nhân viên giáo dục có hợp đồng nhận lương trung bình từ 114 đến 152 euro/tháng. Bên cạnh hệ quả của xung đột vũ trang, một phần vì nạn “giáo viên ma” mà nguồn chi lương giáo viên đã cạn kiệt tới mức chính phủ nợ lương giáo viên 4 tháng qua. Giáo viên không nhận được lương phải nghỉ việc để kiếm thêm thu nhập khiến chất lượng giáo dục thêm phần tệ hại.

Đáy của vùng trũng GD thế giới

Tỉ lệ biết chữ ở người trưởng thành tại Niger là gần 15,5% trong năm 2012 (theo số liệu thống kê lần gần đây nhất). Trong khi tỉ lệ trung bình thế giới là 92%. Có nghĩa là Niger thấp hơn mức trung bình toàn cầu tới 76,5% ở tiêu chí này. Tiêu chí này bao gồm toàn bộ người từ 15 tuổi trở lên.

Bất bình đẳng giáo dục giữa nam và nữ thuộc loại cao nhất thế giới. Trong khi Niger có tỉ lệ biết chữ thấp nhất thế giới, phụ nữ nước này thậm chí còn thiệt thòi hơn nhiều. Vào năm 2012, chỉ 9% nữ giới Niger biết chữ so với 23% ở nam giới. Tỉ lệ phụ nữ biết chữ trên toàn cầu là 89%.

Tại Niger, trung bình mỗi giáo viên chịu trách nhiệm giáo dục 36 học sinh. Như vậy Niger có tỉ lệ học sinh/giáo viên thuộc loại cao nhất thế giới. Tỉ lệ này ở Mỹ là 14 học sinh/giáo viên.

Chỉ 50% giáo viên tiểu học tại Niger đạt bằng cấp sư phạm ở mức tối thiểu. Hạn chế trình độ khiến chất lượng giảng dạy thấp.

Chỉ 61% trẻ trong độ tuổi tiểu học tới trường, so với trung bình thế giới là 89%. Số học sinh giảm dần ở các năm học cuối tiểu học.

Trong thực tế, hơn 30% học sinh tiểu học đã bỏ học trước khi kết thúc tiểu học.

Một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh giáo dục tối tăm là chi ngân sách cho giáo dục đã được Niger ưu tiên. Năm 2010, Niger chi ngân sách cho giáo dục chỉ 3,7% GDP.

Mức chi cho giáo dục đã tăng dần các năm sau, năm 2014 là 6,8% GDP. Tuy nhiên, việc chi ngân sách sai trái (như chi lương cho hàng nghìn giáo viên ma) khiến cho tăng chi ngân sách thực tế không phát huy hiệu quả.

Một phần lớn ngân sách của Niger là từ các nhà tài trợ quốc tế. Các nhà tài trợ quan trọng cho Niger là Pháp, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, IMF và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc. Những nhà tài trợ chính khác bao gồm Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Canada và Ả - rập Xê - út.

Tuy nhiên, những năm gần đây, cuộc chiến chống khủng bố tại nhiều điểm đen trên thế giới khiến các nhà tài trợ quốc tế phân tán nguồn tài trợ. Tài trợ giảm đã ảnh hưởng trực tiếp tới chi ngân sách, trong đó có chi cho GD của Niger.

Nhiều người dân Phú Thọ tham gia chương trình và mua sản phẩm với giá trị cao không rõ nguồn gốc.

UBND tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo gì?

GD&TĐ - UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Văn bản số 830 về ngăn ngừa, xử lý việc lợi dụng kinh doanh, bán hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Hình ảnh được cho là đoàn tàu chở tên lửa Kalibr của Nga phát nổ.

Video đoàn tàu chở Kalibr phát nổ

GD&TĐ -Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) vừa công bố đoạn video ghi lại hình ảnh đoàn tàu chở tên lửa hành trình Kalibr của Nga phát nổ tại Crimea.
Giá vàng hôm nay giảm giá sốc

Giá vàng hôm nay giảm giá sốc

GD&TĐ -  Giá vàng trong nước hôm nay (22/3) giảm về gần 67 triệu đồng/ lượng. Cùng chiều áp lực chốt lời, giá vàng thế giới giảm sốc.