Siêu tuần dương hạm cực mạnh của châu Âu sắp hình thành

GD&TĐ - Hải quân các nước châu Âu hiện không có tàu tuần dương, nhưng tình hình này có thể thay đổi chỉ trong vài năm nữa.

Siêu tuần dương hạm cực mạnh của châu Âu sắp hình thành

Ý có kế hoạch đóng 2 "siêu tàu khu trục" mà thực chất là 2 tàu tuần dương tên lửa thuộc dự án DDX, mỗi tàu có thể mang theo 80 tên lửa phòng không và tên lửa hành trình. Việc thiết kế lớp chiến hạm trên dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2025 và việc khởi đóng sẽ bắt đầu vào năm 2028.

Trong bối cảnh này, Pháp cũng đã bắt đầu cân nhắc nhu cầu đóng tàu tuần dương tên lửa của riêng mình, tương tự dự án DDX của Ý, và điều này sẽ đồng nghĩa với sự trở lại của các chiến hạm cực lớn trong hạm đội của các nước châu Âu. Thông tin này được cổng thông tin Opex360 của Pháp cho biết.

Cần lưu ý rằng gần đây trong các tuyên bố với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Lecornu đã nói về nhu cầu đóng "3 tàu chiến hạng nhất" cho hạm đội Pháp.

Dự kiến đến năm 2035 sẽ có 15 khinh hạm (8 tàu ​​dự án FREMM, 2 tàu phòng không FDA và 5 khinh hạm dự án FDI), 6 tàu ngầm hạt nhân Suffren, 6 tàu hộ tống hiện đại và tổng cộng 16 tàu tuần tra.

Chính từ cụm từ về "3 tàu hạng nhất" bên cạnh đội hình được chỉ định theo kế hoạch đến năm 2035 khiến các nhà báo của Opex360 kết luận rằng giới lãnh đạo Pháp có ý định tự đóng tàu tuần dương tên lửa.

Nhưng ở đây cần phải sửa lại thực tế là giới lãnh đạo Hải quân Pháp được cho là đã công khai loại trừ khả năng hợp tác với Ý trong việc chế tạo "siêu tàu khu trục" theo dự án DDX vào năm 2020. Mặc dù vậy trong 4 năm qua, tình hình theo hướng này có thể đã thay đổi.

53e67f4034f3beaf.jpg
Đồ họa siêu khu trục hạm (tuần dương hạm) dự án DDX của Ý.

Theo dữ liệu công khai về dự án DDX của Ý, chúng ta thực sự đang nói về một con tàu có đặc điểm "siêu việt". Giới chuyên gia nhận xét những chiến hạm trong dự án này sẽ có thân dài 175 mét và rộng 24 mét, lượng giãn nước đầy tải có thể lên tới 14,5 nghìn tấn, quy mô thủy thủ đoàn trên 300 người.

Vũ khí chính của những tàu này bao gồm 64 ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không Aster và 16 bệ VLS cho tên lửa hành trình cũng như tên lửa chống hạm.

Giới lãnh đạo quân đội Ý hy vọng rằng "siêu tàu khu trục" thuộc dự án DDX sẽ thay thế 2 khu trục hạm phòng không thuộc dự án Luigi Durand de la Penne, khi chúng đã được đưa vào biên chế Hải quân Ý từ năm 1993.

Tàu sân bay Cavour của Hải quân Ý.
Theo Opex360

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.

Nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, người thầy ươm mầm cho những tài năng trẻ

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu Tiên tiến và Composite. Không chỉ nổi bật với các thành tựu nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế, Giáo sư còn được biết đến là người thầy đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Suốt cuộc đời mình, ông đã dành trọn tâm huyết để phụng sự cho khoa học và nền giáo dục nước nhà.