“Siêu lương thực” cho tương lai

GD&TĐ - Lâu nay, mỗi khi con người khai phá những vùng đất mới, việc đầu tiên cần được tính đến là cải thiện đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Và đương nhiên, sao Hỏa cũng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng, trồng gì trên sao Hỏa bây giờ?

“Siêu lương thực” cho tương lai

Các nhà khoa học Peru đã gieo trồng thành công khoai tây trong môi trường giống như trên Sao Hỏa, mở ra triển vọng trồng loại củ có nhiều giá trị dinh dưỡng này trên Hành tinh Đỏ. Trong công trình nghiên cứu giữa Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP) tại Lima kết hợp với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà khoa học cho biết thí nghiệm trồng khoai tây trong môi trường giống trên Sao Hỏa đã bước đầu cho thấy những kết quả "khả quan."

Nhà khoa học Julio Valdivia Silva cho biết, môi trường trong thí nghiệm nói trên tương tự như môi trường Sao Hỏa với đất khô và mặn, được lấy từ vùng Pampas de la Joya, miền Nam Peru. Dự án khoa học đặc biệt này sẽ kéo dài trong 5 năm. Các nhà khoa học Peru đã vận chuyển 7 tạ đất và đá từ sa mạc Pampas de la Joya về phòng thí nghiệm tại Lima phục vụ nghiên cứu này.

Theo chuyên gia NASA Chris McKay, đất lấy về từ Pampas de la Joya rất giống cấu tạo đất có trên Sao Hỏa. Nhiệt độ tại phòng nghiên cứu của dự án này được giám sát chặt chẽ để tạo môi trường giống trên Sao Hỏa nhất có thể, thông qua các thiết bị cảm ứng. Các nhà sinh học đã chọn hơn 100 giống khoai tây các loại của Peru để thử nghiệm. Họ nhận định việc gieo trồng thành công khoai tây, loại củ có nguồn gốc từ vùng núi Andes của Peru, trong điều kiện giống Sao Hỏa là một bước tiến vô cùng quan trọng trong dự án đầy tham vọng giữa CIP và NASA.

CIP là một trong những trung tâm thí nghiệm lớn nhất thế giới, chuyên nghiên cứu về các loại củ và có một ngân hàng giống khoai tây với 4.000 giống khác nhau. Các giống khoai tây Peru có sức đề kháng tốt, có thể tồn tại trong mọi môi trường sống trên Trái Đất, kể cả ở độ cao tới 4.000 m so với mực nước biển.

Nhà chế tạo giống khoai tây của trung tâm CIP – ông Walter Amoros – cho biết: “Thật là một bất ngờ thú vị khi thấy khoai tây mà chúng tôi gây giống để chịu đựng các yếu tố phi sinh học lại có thể tạo ra củ trong loại đất này”. Một trong những giống đang được trồng ở điều kiện của sao Hỏa lại là giống lúc đầu được tạo ra để trồng trong đất mặn ven biển ở Bangladesh.

Amoros kết luận: “Kết quả cho thấy những nỗ lực của chúng tôi trong việc tạo ra các giống có tiềm năng để tăng cường an ninh lương thực ở những khu vực đang – hoặc sẽ - bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thực sự có hiệu quả”.

Các nhà nghiên cứu nhận định, rất có thể, khoai tây sẽ là một nguồn "siêu lương thực" tại cả Trái Đất, cũng như Sao Hỏa trong tương lai.

“Siêu lương thực” cho tương lai ảnh 1“Siêu lương thực” cho tương lai ảnh 2“Siêu lương thực” cho tương lai ảnh 3“Siêu lương thực” cho tương lai ảnh 4“Siêu lương thực” cho tương lai ảnh 5

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.