Cụ thể theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ ung thư đối với các phi hành gia lên sao Hỏa (trong tương lai) là rất cao, do ảnh hưởng của tia vũ trụ trên đó gấp đôi so với những ước tính trước đây của giới khoa học. Ngay cả đối với các phi hàng gia tham gia các nhiệm vụ dài hạn nằm ngoài sự bảo vệ từ trường của Trái đất cũng nằm trong nguy cơ này.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguy cơ sức khỏe từ việc tiếp xúc với tia vũ trụ của thiên hà đối với phi hành gia bao gồm ung thư, hệ thần kinh Trung ương, đục thủy tinh thể, các bệnh về tuần hoàn và hội chứng cấp tính. Các tia vũ trụ, chẳng hạn như các nguyên tử sắt và titan, phá huỷ rất nhiều tế bào mà chúng đi qua vì tỷ lệ ion hóa rất cao. Các mô hình nguy cơ thông thường được sử dụng bởi NASA và một số khác cho rằng tổn thương DNA và đột biến là nguyên nhân gây ra ung thư xạ trị. Điều này được dựa trên các nghiên cứu ở liều lượng cao, nơi tất cả các tế bào được vượt qua bởi các ion nặng một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều hơn sẽ xảy ra trong nhiệm vụ không gian.
Cucinotta giải thích: “Khám phá sao Hỏa sẽ cần đến các nhiệm vụ 900 ngày hoặc lâu hơn và bao gồm hơn một năm trong không gian sâu, nơi không thể tránh được những phơi sáng đối với tất cả năng lượng của các ion nặng của tia vũ trụ trong thiên hà. Mức độ che chắn bức xạ hiện tại sẽ làm giảm nguy cơ phơi nhiễm một cách khiêm tốn”.
Theo các mô hình dự đoán trước giờ của NASA và nhiều nhóm khoa học khác, các ung thư do bức xạ bắt nguồn từ những tổn thương trực tiếp tới tế bào hoặc đột biến, tuy nhiên nghiên cứu lần này phát hiện rằng các tế bào bị tổn thương nặng do phóng xạ cũng làm tăng nguy cơ ung thư của các tế bào lân cận. Kết quả là một hiệu ứng dây chuyền sẽ xảy ra, từ đó hình thành nên khối u và ung thư.
Đáng chú ý hơn, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng không phải cứ đơn giản mặc quần áo bảo hộ dày là sẽ tránh được ảnh hưởng của phóng xạ vũ trụ. Bởi lẽ, theo phân tích của họ thì những công nghệ bảo hộ con người chống phóng xạ ở thời điểm hiện tại chỉ có thể “giảm tỷ lệ nhỏ” nguy cơ. Trong khi đó, các phi hành gia sẽ phải dành ra hơn 1 năm để du hành lên đó, đồng thời thêm hàng trăm ngày trên Hành tinh Đỏ và nếu không có đủ biện pháp bảo hộ khỏi bức xạ vũ trụ thì chắc chắn ảnh hưởng sẽ cực kỳ lớn. Phi hành đoàn dũng cảm này cần phải có những trang thiết bị bảo hộ giúp họ chống lại được lượng lớn bức xạ từ vũ trụ, trong khi các thiết bị hiện tại theo các nhà khoa học là chỉ dừng lại ở mức độ cực kỳ yếu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu lần này, các nhà khoa học khuyến cáo rằng nên có hành động thiết thực nhằm phát triển công nghệ đủ để đảm bảo cho các kế hoạch sao Hỏa trong tương lai gần. Cụ thể, cộng đồng y học thế giới cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu ung thư trước khi gửi con người du hành lên những chuyến đi dài trong không gian. Về mặt đạo đức, việc gửi con người lên tới một nơi nguy hiểm như sao Hỏa mà vẫn chưa có đủ hiểu biết về nó rõ ràng là một hành động phi đạo đức. Tất nhiên, cũng chẳng ai muốn dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đã biết trước rằng chắc chắn sẽ tử vong. Dù vậy, đây vẫn không phải là rào cản quá lớn đối với các dự án sao Hỏa và tin chắc rằng, người ta sẽ sớm tìm được cách giải quyết để thỏa mãn giấc mơ định cư trên một hành tinh hoàn toàn mới như sao Hỏa.