Sẽ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Á?

GD&TĐ - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố khả năng triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn  ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sẽ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Á?

Biện pháp này được coi là phản ứng trước hành động của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Thứ trưởng Ryabkov đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, nhấn mạnh rằng chúng ta đang nói về các biện pháp bắt buộc để bảo vệ lợi ích của Moskva.

Nhà ngoại giao này lưu ý rằng những bước đi của Mỹ, bao gồm việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí tấn công đã kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á.

Theo ông Ryabkov, Moskva có ý định đáp trả điều này một cách thỏa đáng để bảo vệ an ninh của chính mình cũng như duy trì cán cân quyền lực trong khu vực.

Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch này còn gặp khó khăn rõ ràng. Vấn đề chính là quan điểm của Trung Quốc, khi nước này có thể coi việc triển khai tên lửa của Nga trong khu vực là mối đe dọa đối với lợi ích của mình.

Từ trước tới nơi Bắc Kinh luôn phản đối việc quân sự hóa châu Á và nhiều khả năng sẽ coi quyết định như vậy của Moskva là một yếu tố gây bất ổn.

“Việc triển khai tên lửa của Nga, bao gồm cả tên lửa tầm ngắn và tầm trung, sẽ là ranh giới đỏ đối với Trung Quốc, khi họ cũng có lợi ích trong khu vực. Bắc Kinh chắc chắn quan tâm đến việc gây áp lực lên Mỹ, nhưng không chấp nhận nước khác gây phương hại đến lợi ích của mình”, trang Avia-pro của Nga lưu ý.

vna-potal-phan-ung-cua-nga-ve-de-xuat-gia-han-hiep-uoc-new-start-stand.jpg
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã đề cập đến việc triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Sergei Ryabkov đã đưa ra một vài tuyên bố quan trọng trong bối cảnh Nga sử dụng tên lửa Oreshnik mới nhất và tình hình quốc tế hiện nay.

Ông Ryabkov nhấn mạnh bản ghi nhớ về thông báo lẫn nhau về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được ký kết giữa Liên bang Nga và Mỹ vẫn tiếp tục có hiệu lực. Là một phần của tài liệu này, Washington đã được thông báo kịp thời về việc phóng thử vũ khí mới.

Mặc dù vậy, bất chấp tầm quan trọng của sự kiện này, không có yêu cầu liên hệ nào từ Hoa Kỳ sau khi Moskva sử dụng Oreshnik. Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh họ đang giám sát chặt chẽ việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở châu Âu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga lưu ý rằng những yếu tố như vậy vẫn “nằm trong phạm vi kiểm soát” và trong trường hợp leo thang căng thẳng, chúng có thể trở thành mục tiêu cho các hành động có chủ đích.

Ông Ryabkov đảm bảo rằng việc triển khai hệ thống Oreshnik hoàn toàn phù hợp với mọi nghĩa vụ quốc tế của Nga, đồng thời nói rõ rằng Moskva tiếp tục tuân thủ các hạn chế do Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) đưa ra.

Hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn mùng 1 tháng 12 âm lịch

Văn khấn mùng 1 tháng 12 âm lịch

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 1/12 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.

AC Milan ‘trảm tướng’

AC Milan ‘trảm tướng’

GD&TĐ - AC Milan đã sa thải huấn luyện viên Paulo Fonseca sau chưa đầy 6 tháng nắm quyền đội chủ sân San Siro.