Tên lửa tương tự ATACMS từ Hàn Quốc có thể tới chiến sự?

GD&TĐ - Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hàn Quốc có thể bắt đầu cung cấp đạn dược trực tiếp cho Ukraine.

Tên lửa tương tự ATACMS từ Hàn Quốc có thể tới chiến sự?

Hàn Quốc đã nối lại việc vận chuyển đạn dược tới Ukraine, dữ liệu này được xác nhận bởi thông tin từ trang Flightradar24 - dịch vụ theo dõi lưu lượng hàng không. Các chuyên gia cho rằng nguồn cung cấp có thể không chỉ bao gồm đạn tiêu chuẩn, mà còn cả các tên lửa đạn đạo chiến thuật tương tự ATACMS của Mỹ.

Hiện tại, không có thông tin về số lượng hay chủng loại vũ khí được cung cấp, nhưng các nhà phân tích bày tỏ lo ngại viễn cảnh Ukraine có thể nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm tên lửa tầm xa.

Những loại vũ khí như vậy khi đi vào thành phần tác chiến chắc chắn sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Lực lượng Vũ trang Ukraine trong việc tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

01-110.jpg
Hàn Quốc đã nối lại việc cung cấp đạn dược trực tiếp cho Ukraine.

Hàn Quốc trước đây có quan điểm kiềm chế trong vấn đề cung cấp mặt hàng quân sự trực tiếp cho Ukraine, cố gắng chỉ hạn chế trong viện trợ nhân đạo và thiết bị quân sự không gây sát thương.

Tuy nhiên nếu việc nối lại cung cấp đạn dược được xác nhận có thể cho thấy Seoul đang xem xét thay đổi cách tiếp cận của mình trong bối cảnh được cho là có sự hiện diện ngày càng nhiều hơn của binh sĩ Triều Tiên ở biên giới với Ukraine.

Seoul lo ngại việc quân Triều Tiên tham chiến sẽ trở thành tiền đề cho việc binh sĩ Nga chống lại họ trong tương lai nếu chiến tranh tại quốc gia Đông Bắc Á này bùng nổ, bởi đã có hiệp ước hỗ trợ quân sự trực tiếp giữa Moskva và Bình Nhưỡng.

Trước đó, Mỹ đã gửi tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS cho Kyiv, và đồng ý để sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Nếu Hàn Quốc tham gia chuyển giao vũ khí tương tự, điều này có thể làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trên chiến trường.

Hàn Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Du khách xếp hàng vào thăm quan Bắc Bộ phủ. Ảnh: Bình Thanh.

Trải nghiệm khó quên ở Bắc Bộ phủ

GD&TĐ - Lần đầu tiên di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ mở cửa đón khách tham quan và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.