Sự thực việc Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

GD&TĐ - Các nguồn tin phương Tây đã bác bỏ luận điểm cho rằng Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để tấn công thành phố Dnepr của Ukraine.

Sự thực việc Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Trước đó, Không quân Ukraine tuyên bố ICBM của Nga đã được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử xung đột. Tuy nhiên theo một quan chức phương Tây, vũ khí này thực chất là tên lửa đạn đạo tầm trung chứ không phải tên lửa xuyên lục địa.

Giới chuyên gia cho rằng ICBM được thiết kế để mang đầu đạn đi xa hơn 5.000 km, khiến việc sử dụng chúng trong cuộc xung đột với Ukraine khó lòng xảy ra. Rất có thể đây chỉ là tên lửa đạn đạo chiến thuật có tầm bắn ngắn hơn và dùng để tấn công các mục tiêu "địa phương".

Phía Ukraine cho rằng việc sử dụng tên lửa chiến lược ở cấp độ này có thể là bước đi chưa từng có trong việc leo thang xung đột. Tuy nhiên các nhà phân tích phương Tây nhấn mạnh dùng ICBM chống lại các mục tiêu gần biên giới Nga mâu thuẫn với cả logic quân sự và mục tiêu của loại vũ khí đó.

Giới truyền thông cũng đang bàn luận rằng những thông tin ban đầu có thể là một phần của cuộc chiến thông tin nhằm gia tăng áp lực quốc tế lên Moskva, tình hình cần được xác minh và làm rõ thêm.

89fecc431c48617a47fedb0fea281a2b.png
Vũ khí được Nga sử dụng không phải tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Và trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố lần đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất Oreshnik của nước này trong chiến đấu và nhấn mạnh loại vũ khí trên đã thể hiện hiệu quả cao.

Hệ thống Oreshnik nổi bật nhờ độ chính xác cao và tính cơ động cao. Giới phân tích cho rằng nó được thiết kế để tiêu diệt các vật thể quan trọng mang tầm chiến lược ở khoảng cách đáng kể.

Việc sử dụng Oreshnik có thể là phản ứng đối với việc phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, bao gồm cả ATACMS và Storm Shadow. Việc trình diễn vũ khí mới nhấn mạnh mong muốn duy trì ưu thế vượt trội của Nga trong cuộc đối đầu công nghệ.

Mặc dù thông tin chi tiết về việc sử dụng tổ hợp Oreshnik vẫn được giữ bí mật nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng đây có thể trở thành một giai đoạn mới trong hoạt động chiến thuật của Nga.

Khoảnh khắc tên lửa Oreshnik tấn công mục tiêu của Ukraine.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ