Sau 16 năm thất lạc, cặp song sinh Indonesia tìm thấy nhau nhờ mạng xã hội

Sau 16 năm thất lạc, cặp song sinh Indonesia tìm thấy nhau nhờ mạng xã hội

Vào đầu tháng 1/2020, Nabila Az-Zahra (16 tuổi), đang học tập và sinh sống tại Nam Sulawesi (Indonesia), bắt đầu nhận được những tin nhắn và bình luận lạ từ một số người dùng Twitter.

Những người này gửi cho cô một chuỗi bài viết được đăng bởi một cô gái khác nhưng có ảnh trong phần hồ sơ có vẻ ngoài giống cô. Lúc đầu vì nghĩ đây là tài khoản mạo danh nên Nabila không để ý đến.

“Vào ngày 7/1, tôi kiểm tra hộp thư trên Instagram thì thấy tin nhắn dẫn liên kết đến một tài khoản của ai đó tên Nadya. Sau đó, chủ tài khoản Nadya đã chủ động liên lạc với tôi vì cho rằng chúng tôi có điểm giống nhau. Để tránh mất thời gian, tôi đề nghị một cuộc hẹn qua video call để trò chuyện với cô ấy”, 10X kể.

Cô gái 16 tuổi lập tức kể cho gia đình nghe về Nadya, lúc này cha mẹ của Nabila mới tiết lộ thật ra cô là con nuôi và cô còn có 2 chị em ruột khác, Nadya là một trong số đó.

Nabila cho biết trong cuộc hẹn, 2 cô gái đã trao đổi với nhau rất nhiều vấn đề riêng tư như cân nặng, chiều cao, màu sắc, đồ uống yêu thích… và nhận được câu trả lời tương thích đến 90%.

16 năm trước, cha mẹ ruột của Nabila không đủ điều kiện tài chính để nuôi cả 3 người con vừa mới sinh nên họ quyết định đưa tất cả đến các gia đình nhận con nuôi.

"Mẹ tôi nói khi mới sinh tôi chỉ nặng 1,4 kg và gần như sắp chết. Tôi vừa buồn vừa vui khi biết sự thật. Hạnh phúc vì tôi đã gặp được người chị song sinh của mình và thấy buồn vì tôi không mong đợi một câu chuyện như vậy. Tuy nhiên, tôi rất biết ơn gia đình hiện tại của mình, những người đã chân thành nuôi nấng tôi đến ngày hôm nay”, Nabila bày tỏ.

Cả hai rất vui mừng khi tìm thấy nhau sau nhiều năm xa cách. Hiện hai chị em đang tìm kiếm người em thất lạc còn lại của họ.

Câu chuyện của cặp song sinh trở thành chủ đề gây chú ý trên mạng xã hội. Bài đăng của cô nhận được hơn 27.000 lượt thích và 10.000 lượt retweet cùng nhiều bình luận chúc mừng từ dân mạng.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.