SensFloor, sản phẩm của hãng Future Shape, hoạt động theo cách thức gắn cảm biến vào lớp thảm sàn nhà rồi sau đó gửi dữ liệu liên quan về trung tâm xử lý.
Chẳng hạn tại một bệnh xá ở Pháp, nhờ SensFloor mà các y tá biết được có bệnh nhân vừa ngã trên sàn nhà để hỗ trợ ngay tức khắc.
Ngoài theo dõi chuyển động trên bề mặt, sàn nhà thông minh còn tạo ra điện để sử dụng hàng ngày. Đó là công nghệ sàn nhà PowerLeap của Elizabeth Redmond sử dụng đặc tính áp điện để thắp sáng hệ thống đèn xung quanh.
Có thể dễ nhận thấy những công nghệ tương tự được triển khai tại sân bay Heathrow của Anh, hoặc trường học tại Bloomington, Indiana.
"Mỗi khi có người bước phía trên, họ sẽ tạo ra khoảng 7watt điện. Năng lượng này được nạp vào pin rồi sau đó dùng để thắp sáng khi cần thiết", Laurence Kemball-Cook, người sáng lập dự án sàn nhà thông minh Laurence, cho biết.
Tuy nhiên, giá cả lại là vấn đề đáng lưu tâm. Chẳng hạn với công nghệ sàn nhà thông minh của Pavegen, người dùng sẽ phải bỏ ra hơn 1.600USD cho mỗi m2 sàn.