Rùng mình với cảnh học sinh leo núi cao 760m để đi học

Chỉ để đi từ trường về nhà, những em học sinh làng Atuleer ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, phải trèo lên độ cao hơn 760m trên một chiếc thang tre được buộc vào một mặt của vách đá.

Rùng mình với cảnh học sinh leo núi cao 760m để đi học
Các em học sinh đang trèo lên thang tre. (Nguồn: AP)

Chỉ để đi từ trường về nhà, những em học sinh này phải trèo lên độ cao hơn 760m trên một chiếc thang tre được buộc vào một mặt của vách đá.

Sau khi những bức ảnh chụp đoạn đường đi học cheo leo của các em nhỏ ở một vùng núi phía tây nghèo đói của Trung Quốc được chia sẻ trên mạng, ngôi làng của các em có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ thông qua một công trình hạ tầng an toàn và hiện đại hơn: một bộ thang bằng thép chắc chắn.

Theo NBC News, khó khăn mà những người dân làng Atuleer ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đang phải chịu đựng càng thể hiện rõ khoảng cách giàu nghèo giữa những vùng đất phía đông hiện đại và trù phú và một số địa phương ở phía tây hẻo lánh vẫn đang chìm trong nghèo đói ở Trung Quốc.

Chiếc thang tre là cách duy nhất để tới ngôi làng nơi có 15 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 cứ sau 2 tuần lại về làng một lần từ ngôi trường nơi các em đang học bán trú.

72 gia đình sinh sống tại đây thuộc nhóm người thiểu số Di (Việt Nam gọi là dân tộc Lô Lô) sinh sống chủ yếu bằng canh tác khoai tây, quả óc chó và ớt.

Thông tin mới được chính quyền huyện Lương Sơn, đơn vị hành chính quản lý khu vực này, công bố vào 27/5 cho biết một cầu thang mới sẽ được xây dựng nhằm tạm thời giải quyết vấn đề trong khi các quan chức xem xét một biện pháp dài hơi hơn.

Nguồn tin này cũng dẫn lời người dân địa phương phản ánh rằng ngoài vấn đề an toàn, lối vào duy nhất này cũng khiến dân làng dễ bị lợi dụng và ép giá bởi các thương lái đều hiểu rằng dân làng không thể đưa nông sản không bán được trở lại làng qua đường vách đá được.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là giải quyết vấn đề giao thông. Điều này sẽ cho phép chúng ta lập ra những kế hoạch có quy mô lớn hơn trong việc mở rộng nền kinh tế và tìm kiếm cơ hội trong ngành du lịch,” nguồn tin dẫn lời Bí thư địa phương Jikejingsong cho biết.

Những bức ảnh ấn tượng xuất hiện trên mạng đầu tuần vừa qua ghi lại cảnh những đứa trẻ đeo ba lô nhiều màu sắc đang trèo lên 17 chiếc thang rời và được hai người lớn giám sát canh chừng.

Những bức ảnh đã đặc biệt thu hút được nhiều sự chú ý sau khi được đăng trên trang bìa của tờ Nhật báo Trung Quốc bằng tiếng Anh và các tờ báo khác vào hôm ​26/5.

Một đội gồm 50 quan chức đến từ các phòng ban giao thông vận tải, giáo dục và bảo vệ môi trường ở Zhaoyue đã tới khu vực vách đá này vào thứ tư để đánh giá các phương án thay thế, tờ Hoàn cầu đưa tin vào ngày 27/5.

Tờ báo cũng viết rằng Zhaojue đang có ý định xây một con đường vào làng, mặc dù chi phí là hết sức đắt đỏ đối với một vùng đất nghèo khó đến vậy.

(Nguồn: AP)

Vào đầu những năm 1980, Trung Quốc đã kéo gần 700 triệu người ra khỏi cảnh đói nghèo sau khi áp dụng các biện pháp cải tổ kinh tế, và cho biết chưa tới 10% tổng số dân Trung Quốc hiện vẫn đang phải chịu đựng cảnh thiếu thốn nghiêm trọng.

Hầu hết những người nghèo nhất Trung Quốc đều đến từ các nhóm dân tộc thiểu số, hoặc là nông dân hay người chăn nuôi sinh sống ở khu vực miền núi tây nam, nơi những cây cầu dây thừng, những đường băng, canô hay thang bên vách đá vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Theo vietnamplus.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ