Rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn

GD&TĐ - Nhiều học sinh gặp khó khăn khi viết văn vì đa số đều viết theo ngẫu hứng và không nắm vững kĩ thuật dựng một đoạn văn sao cho đúng, chắc tay.

Rèn học sinh kỹ năng viết đoạn văn

Giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng các cách sau:

Chú ý giờ thực hành

Sau giờ đọc văn, học sinh thực hành viết tại lớp. Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn ngắn, không cần dài, nhưng học sinh phải tự viết theo cấu trúc đoạn văn gợi ý.

Việc làm này nên duy trì liên tục, có hệ thống, tổ chức thật khoa học. Ngoài ra, giáo viên cho học sinh viết ra vở và lên bảng sau đó góp ý tại lớp.

Xây dựng mô hình và rèn kĩ năng dựng đoạn

Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận. Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc một tư tưởng, một quan điểm. Muốn xây dựng bài văn nghị luận cần phải xác lập các yếu tố: Luận điểm, luận cứ, luận chứng, lập luận.

Có một số cách lập luận trong bài văn nghị luận: đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn song hành, đoạn tổng- phân- hợp, đoạn móc xích. Rèn viết được đoạn văn hay học sinh sẽ viết được bài văn hay. Nhận thấy những điều đặc biệt của đoạn tổng- phân- hợp gióa viên tập trung rèn cho học sinh loại này.

Đoạn minh họa cho phần văn nghị luận xã hội, cấu trúc đoạn văn như sau:

Cấu trúc đoạn văn

Gợi ý cách tìm ý cho một đoạn

Câu chủ đề

Câu chủ đề

Câu bổ trợ 1

Câu giải thích, câu chứng minh.

Câu bổ trợ 2

Câu phản biện.

Câu bổ trợ 3

Câu bình luận.

Câu kết luận

Câu kết đoạn.

Đoạn minh họa cho phần văn nghị luận văn học: Một đoạn văn nghị luận hay là đoạn đó cần có sự kết hợp linh hoạt các thao tác. Giáo viên cần kiên trì rèn cho học sinh các thao tác sau trong quá trình viết một đoạn nghị luận văn học nhằm cải thiện khả năng hành văn, cảm thụ văn học.

Cấu trúc đoạn văn như sau:

Cấu trúc đoạn văn

Gợi ý cách tìm ý cho một đoạn

Câu chủ đề

Câu chủ đề, câu dẫn

Câu bổ trợ 1

Câu phân tích.

Câu bổ trợ 2

Câu cảm nhận.

Câu bổ trợ 3

Câu so sánh, liên hệ, mở rộng..

Câu kết luận

Câu kết đoạn.

 Đoạn minh họa cho phần đọc hiểu: Đối với phần đọc hiểu thường có câu hỏi trình bày suy nghĩ, cảm nhận của học sinh về một vấn đề.

Thường với câu hỏi này học sinh thường mất phân nửa số điểm do các em viết lung tung, lan man, không nhấn đúng trọng tâm.

Sau đây là mô hình cụ thể giúp học sinh ghi điểm cho loại câu hỏi này:

Cấu trúc đoạn văn

Gợi ý cách tìm ý cho một đoạn

Câu chủ đề

Nội dung yêu cầu

Câu bổ trợ 1

Câu giải thích

Câu bổ trợ 2

Câu phân tích/ chứng minh

Câu bổ trợ 3

Câu bình luận

Câu kết luận

Câu kết đoạn

Chú ý liên kết câu và cách dùng từ, ngữ khi xây dựng đoạn văn

Trong một bài văn cần phải xâu kết các ý lại thành một hệ thống liên kết chặt kẽ để nó phải là một thể thống nhất về hình thức, hoàn chỉnh về nội dung. Trong đó, đoạn văn có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành một văn bản biểu cảm hoàn chỉnh.

Vì vậy, các câu, các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Rèn kĩ năng viết đoạn văn và việc sử dụng các cách liên kết câu, đoạn là một thao tác không thể thiếu được. Vì vậy, học sinh cần chú ý luyện tập thành kĩ năng thì việc dựng đoạn viết bài văn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan trong một cuộc tập trận chung tại Bắc Cực.

Tiền đồn Bắc Cực

GD&TĐ - Bắc Cực đang thu hút sự quan tâm chưa từng có trên toàn cầu, đưa sự cạnh tranh địa chiến lược và quân sự hiện tại lên một tầm cao mới.