Tuy nhiên, thực tế cho thấy, triển vọng này đang bị “bủa vây” bởi sự không chắc chắn.
Bởi, bằng chứng rõ ràng là không ít quốc gia Đông Nam Á đã dồn toàn lực vào việc kiểm soát virus, hạn chế thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, cách chống dịch của Indonesia và Philippines được coi là “bài học”.
Bởi lẽ, Chính phủ Indonesia chỉ áp đặt các hạn chế về khoảng cách xã hội muộn màng. Do không thể ngăn chặn virus, sự phục hồi kinh tế của quốc gia này được cho là rất yếu.
Trong khi đó, Philippines nổi bật là đã trải qua điều tồi tệ nhất khi quyết định phong toả, nhưng vẫn không kiểm soát được sự lây lan của virus.
Mức tăng trưởng của nền kinh tế Philippines đã giảm 14% trong quý 2/2020. Con số này khiến Philippines là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, yếu tố khác hình thành nên cuộc khủng hoảng của Đông Nam Á là vai trò của thương mại quốc tế. Thương mại toàn cầu đã tăng trưởng tốt một cách đáng ngạc nhiên và điều này đặc biệt có lợi cho Đông Nam Á với tư cách là khu vực tập trung vào thương mại.
Mặc dù thương mại dẫn đến sự suy thoái toàn cầu, nhưng nó cũng đã dẫn đầu sự phục hồi. Nhu cầu tăng đột biến đối với thiết bị bảo hộ, thiết bị điện tử và các sản phẩm khác cũng đặc biệt hữu ích cho ngành xuất khẩu của Đông Nam Á. Tuy nhiên, giữa năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của khu vực đã giảm gần 1/5.
Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, nền kinh tế Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng bởi khả năng đáp ứng của chính sách kinh tế vĩ mô. Hầu hết chính phủ các quốc gia trong khu vực đã có thể dự đoán rằng, họ không thể phù hợp với mức mở rộng tài chính của các đối tác phương Tây.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa ở Đông Nam Á vẫn rất mở rộng. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự suy thoái kinh tế và xã hội do đại dịch.
Trong khi bản chất của cuộc khủng hoảng đòi hỏi chính sách tài khóa phải đóng vai trò chủ đạo, hành động của một số ngân hàng trung ương trong khu vực cũng rất quan trọng, đáng chú ý nhất là Indonesia và Philippines.
Các ngân hàng trung ương ở cả hai quốc gia đã tiến tới không chỉ mua một lượng đáng kể trái phiếu chính phủ trong nước trên thị trường thứ cấp, mà còn tài trợ trực tiếp cho một phần lớn thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Đây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khủng hoảng, với mục đích ổn định thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng nhằm bảo đảm rằng, các khoản thâm hụt ngân sách lớn do khủng hoảng gây ra có thể được bù đắp bởi nguồn tài trợ.
Song, sau tất cả, sự phục hồi ở từng quốc gia sẽ chưa thể hoàn thiện, chừng nào đại dịch chưa được kiểm soát. Đáng lo ngại, tình trạng lây lan của virus vẫn tiếp tục ở Indonesia, Philippines và Malaysia...
Trong khi đó, các biến thể mới của Covid-19 ngày càng nguy hiểm và là một mối đe dọa đối với việc triển khai tiêm vắc-xin. Không ít chuyên gia dự đoán, tiến độ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 ở một số quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ chậm hơn kế hoạch.