Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giảng viên CĐ sư phạm

Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giảng viên CĐ sư phạm

Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

3 hạng chức danh giảng viên đối với trường CĐ sư phạm công lập

Theo Dự thảo, có 3 hạng chức danh giảng viên đối với trường CĐ sư phạm công lập, gồm: Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng I - Mã số: V.07.08.20; Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng II - Mã số: V.07.08.21; Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng III - Mã số: V.07.08.22.

Trong thời gian vừa qua, thực hiện Luật Viên chức, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đã triển khai rà soát, đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giảng dạy trong trường CĐ sư phạm; đồng thời đề xuất nội dung dự thảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giảng dạy trong trường cao đẳng sư phạm theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Dự thảo Thông tư nêu rõ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên CĐ sư phạm, áp dụng chung cho các hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng sư phạm; nêu rõ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên cao đẳng sư phạm các hạng.

Trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo quy định: Giảng viên CĐ sư phạm hạng III phải có bằng đại học trở lên, giảng viên CĐ sư phạm hạng II phải có bằng thạc sĩ trở lên; giảng viên CĐ sư phạm hạng I phải có bằng tiến sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành và chuyên ngành giảng dạy.

Đáng lưu ý, quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên CĐ sư phạm các hạng I, II, III trong Dự thảo có nội dung: “Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên cao đẳng sư phạm không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật”.

Có thể thấy, trong Dự thảo, yêu cầu về nghiên cứu khoa học được thể hiện rõ đối với từng chức danh giảng viên.

Giảng viên CĐ sư phạm hạng III được yêu cầu có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy, sản xuất và đời sống.

Giảng viên CĐ sư phạm hạng II được yêu cầu chủ trì thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trường hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên. Có ít nhất 3 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc cấp có thẩm quyền thành lập thẩm định, nghiệm thu và sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo và có mã số chuẩn quốc tế ISBN.

Giảng viên CĐ sư phạm hạng I phải chủ trì thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trường hoặc 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên. Có ít nhất 6 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN. Chủ trì biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc cấp có thẩm quyền thành lập thẩm định, nghiệm thu và sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo và có mã số chuẩn quốc tế ISBN.

Bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp

Theo quy định tại Dự thảo, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng I, mã số V.07.08.20 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng II, mã số V.07.08.21 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng III, mã số V.07.08.20 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.

Viên chức được thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn.

Về xếp lương: Chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

Chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

Chức danh nghề nghiệp Giảng viên CĐ sư phạm hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Việc xây dựng, ban hành Thông tư góp phần hoàn thiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo Thông tư quy định: Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên CĐ sư phạm (hạng III) quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; Viên chức đã tham dự bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I) hoặc giảng viên chính (hạng II) trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được sử dụng thay thế tương ứng đối với chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên CĐ sư phạm (hạng I) hoặc giảng viên CĐ sư phạm (hạng II).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.