"Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" là cần thiết

"Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" là cần thiết

>Ngành Giáo dục đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu năm học

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi cùng các dtd.vnđại biểu tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010. Ảnh: g
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao đổi cùng các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010. Ảnh: gdtd.vn

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Năm nay trọng tâm của ngành Giáo dục là đẩy mạnh công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục là rất đúng. Theo tôi, đổi mới công tác quản  lý ngành giáo dục không chỉ dừng lại ở các trường mà còn ở cả các cấp quản lý khác như cấp huyện, cấp tỉnh.

Các cấp quản lý ở trên phải quán triệt trước thì các cấp quản lý cơ sở mới có thể chuyển biến. Về các Sở GD&ĐT, trong giai đoạn này cũng cần phải nâng cao trình độ hơn nữa vì sắp tới, giáo dục phổ thông, nhiều mặt phải do Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý.

Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, ông Thái Văn Long:

Ông Thái Văn Long. Ảnh: gdtd.vn
Ông Thái Văn Long. Ảnh: gdtd.vn

Việc đổi mới quản  lý và nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm mang tính thường xuyên, không đợi đến có chủ đề mới tập trung làm.

Trong thời đại của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa thì đổi mới, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả là tài sản quý giá nhất.

Mặc dù là việc làm thường xuyên nhưng cũng cần phải có điểm nhấn, phải có cao trào, phải có tập trung, phải có thời gian. Do đó, với 1 năm qua, khi thực hiện chủ đề này, mặc dù có nhiều tiến bộ, nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, song theo tôi là chưa đủ. Bởi, thời gian ngắn quá, nhiều việc chưa làm được, mới đề ra, chưa kịp sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Vì vậy, tôi tán thành là phải có thêm 1 năm nữa tập trung thực hiện chủ đề này để có thể tiếp tục triển khai, tập trung chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo tôi, trong năm học tới, năm học 2010-2011, có 7 vấn đề cần tập trung đổi mới quản lý, đó là:

Cần tiếp tục hoàn thiện một bước nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành nhằm tạo nên hành lang pháp lý cao nhất cho công tác đổi mới.

Cần tiếp tục phân cấp mạnh, rõ ràng, đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cho các cấp quản lý giáo dục.

Cần tiếp tục công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý đương chức, đối với cán bộ dự nguồn cần đào tạo và bồi dưỡng cho đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, tránh tình trạng bổ nhiệm rồi mới đi học, phải đổi mới tư duy lãnh đạo, quản lý, trước hết từ cán bộ quản lý.

Cần tiếp tục rút kinh nghiệm trong việc thực hiện “3 công khai”, trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc công khai hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Phải tập trung đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá xây dựng các tiêu chí đánh giá, các loại hình cơ sở giáo dục. Phải tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý; phải tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp, ông Nguyễn Hoàng Nhi:

Vấn đề cần được tập trung triển khai trong năm học tới đối với ngành GD tỉnh Đồng Tháp là tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non, phổ thông và GDTX, bởi lẽ hai nội dung này bao hàm trong công tác phát triển giáo dục một cách bền vững sau này.

Ông Nguyễn Hoàng Nhi. Ảnh: gdtd.vn
Ông Nguyễn Hoàng Nhi. Ảnh: gdtd.vn

Nếu chỉ bồi dưỡng cho 1 hiệu trưởng các trường phổ thông thì chưa đủ mạnh, phải bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục cho các đồng chí hiệu trưởng các trường phổ thông, thậm chí phải bồi dưỡng công tác quản lý ngành giáo dục đối với các đồng chí nòng cốt trong trường phổ thông như chủ tịch công đoàn, một số tổ trưởng chuyên môn trong trường nhằm có một tập thể đủ mạnh để đổi mới quản lý giáo dục trong trường phổ thông, từ đó sẽ tác động làm chuyển biến nâng cao chất lượng giáo dục.

Sở GD&ĐT Đồng Tháp cùng với 1 số sở ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã tăng cường giáo dục đạo đức trong trường học; tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường THPT, THPT chuyên và các TTGDTX, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất cho các TTGDTX, kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình kiên cố hóa trường lớp học và xây nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012, triển khai để hoàn thành nhanh quy hoạch mạng lưới trường lớp học của tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 đã sớm trình HĐND và UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.

Ông Trần Thanh Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang:

Ông
Ông Trần Thanh Đức. Ảnh: gdtd.vn

Trọng tâm thực hiện đổi mới quản lý giáo dục trong năm học 2010-2011, theo tôi, nên phân cấp quản lý giáo dục theo hướng tăng quyền tự chủ cho các đơn vị đào tạo; tiếp tục chỉ đạo đánh giá công tác đo lường đánh giá chất lượng giáo dục. Muốn vậy, các chuẩn đánh giá phải càng chi tiết càng tốt, làm sao để không chỉ nhà trường, giáo viên đánh giá được học sinh mà chính bản thân học sinh cũng có thể tự đánh giá được. Bên cạnh đó, cũng cần mạnh dạn thay đổi các kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vì từ trước đến nay chúng ta vẫn xem kiểm tra đánh giá là giai đoạn cuối của giáo dục.

Một vấn đề chúng ta cũng đã nói nhiều nhưng cũng chưa có sự chuyển biến lớn đó là đổi mới hoạt động của nhà trường phổ thông hay nói cách khác là thay đổi cách thức quản lý, tổ chức, vận hành trường phổ thông, theo hướng nâng cao vai trò chủ động của người học trong quá trình giáo dục. Một trong những biện pháp là vận hành theo mô hình phòng học bộ môn để tăng khả năng thực hành và tạo cơ hội cho học sinh được vận động nhiều hơn. Tỉnh Tiền Giang hiện đã triển khai 10 trường theo mô hình phòng học bộ môn, trong đó, 9 trường vừa mới được triển khai trong năm 2010 này, kết quả thu được rất khả quan.

Cuối cùng, Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore có nhiều nội dung mới, được đánh giá hay nhưng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Rất mong Bộ GD&ĐT có văn bản pháp quy để tạo cơ sở pháp lý cho các hiệu trưởng có căn cứ thực hiện những điều này.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Nam Định: Tỉnh Nam định rất đồng tình với những chủ trương lớn và biện pháp chủ yếu của Bộ GD&ĐT trong việc chỉ đạo giáo dục trong những năm qua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: Đổi mới chương trình GD phổ thông, cuộc vận động “hai không”, xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý “là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC, nhất là chủ đề năm học “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tỉnh đã chỉ đạo ngành GD một cách quyết liệt những vấn đề trên và GD tỉnh Nam Định cũng đã có nhiều khởi sắc
.
Để GD những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và toàn quốc nói chung phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cần quan tâm một số công việc sau:

Vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần được tăng cường hơn nữa trong công tác GD phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với cán bộ, nhà giáo trẻ về tinh thần, thái độ tận tụy hết long với sự nghiệp trồng người.

Tăng cường hơn nữa đầu tư nhà nước cho GD, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học.

Đổi mới quản lý GD đại học; đổi mới quản lý đối với các trường chuyên nghiệp đóng tại địa phương, tránh tình trạng chồng chéo về quản lý, không phát huy được vao trò của ngành GD địa phương, hiệu quả quản lý thấp. Đề nghị Bộ GD&ĐT trình Chính phủ có một cơ chế phân cấp mới về quản lý các trường ĐH, CĐ, TCCN đóng tại địa phương, giúp cho việc đào tạo nhân lực có hiệu quả thiết thực.

Các Bộ ngành sớm ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng mức đóng học phí mới để các địa phương xây dựng mức đóng học phí trình HĐND tỉnh thông qua

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.