Quảng Ninh đầu tư loạt tuyến đường kết nối với Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án về hạ tầng giao thông kết nối với tỉnh Bắc Giang, có sử dụng vốn ngân sách tỉnh.

Quảng Ninh đầu tư loạt tuyến đường kết nối với Bắc Giang

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách tỉnh.

Đối với tuyến kết nối tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh sẽ thực hiện dự án tuyến đường nối từ Quốc lộ 279 (Quảng Ninh) đến Tỉnh lộ 291 (Bắc Giang). Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2023 đến năm 2026.

Theo đó, điểm đầu của dự án giao với Quốc lộ 279 tại vị trí khu vực xã Tân Dân, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) và điểm cuối tuyến đấu nối vào Tỉnh lộ 291, thuộc xã Thanh Luận, huyện Sơn Động (Bắc Giang).

Dự án nhằm mục tiêu từng bước thu hẹp chênh lệch vùng miền, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hoá tâm linh, du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá, phát triển logistic trong khu vực được thuận lợi, an toàn.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang.

Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 8,1km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, quy mô 2 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến không quá 1.455 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án về hạ tầng giao thông kết nối với tỉnh Bắc Giang, có sử dụng vốn ngân sách tỉnh. (Ảnh minh họa)

Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án về hạ tầng giao thông kết nối với tỉnh Bắc Giang, có sử dụng vốn ngân sách tỉnh. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ đầu tư dự án thúc đẩy liên kết vùng giữa các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Theo đó, dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 345 có điểm đầu giao với Tỉnh lộ 327 (địa phận tỉnh Quảng Ninh) và điểm cuối đấu nối với Tỉnh lộ 293 (địa phận tỉnh Bắc Giang).

Chiều dài tuyến dự kiến khoảng 10,8km, tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III miền núi, hai làn xe. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2023 đến năm 2025.

Với tổng mức đầu tư dự kiến không quá 356 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh, dự án nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại theo quy hoạch được duyệt.

Đồng thời, dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá, phát triển logistic trong khu vực được thuận lợi, an toàn; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh thông báo sẽ trình HĐND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường kết nối TP. Hạ Long với huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2023 -2026.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối từ Quốc lộ 279 tại xã Tân Dân, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) đến Đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, Bắc Giang) có tổng chiều dài khoảng 8,1km..

Với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.455 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, quy mô 2 làn xe.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 14 tuyến tỉnh lộ (đường tỉnh - ĐT) và 10 tuyến đường đồng cấp tương đương dài 461,08km. 10 tuyến tỉnh lộ gồm: ĐT 326, ĐT 329, ĐT 330, ĐT 331, ĐT 334, ĐT 335, ĐT 337, ĐT 345 (có nhánh kết nối sang ĐT 398 Hải Dương).

Theo Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Ninh sẽ mở mới 9 tuyến mới, trong đó có đoạn tuyến 52km được đầu tư quy mô lên tới 8-10 làn xe. Cùng với đó, địa phương cũng sẽ kéo dài 5 tuyến tỉnh lộ hiện hữu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.