Quảng Bình: Gặp khó khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Quảng Bình: Gặp khó khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã và đang tìm cách điều chỉnh nguồn ngân sách để giúp ngành Y tế sớm mua được phụ kiện, thiết bị liên quan nhằm sớm đưa hệ thống xét nghiệm này đi vào hoạt động.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, hiện nay tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận và làm thủ tục nhập cảnh cho hơn 6.000 người chủ yếu là công dân Việt Nam từ các nước Đông Nam Á hồi hương qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Minh Hoá – Quảng Bình). 

Với quy định của Chính phủ thì số công dân này phải được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp nghi vấn.

Chính vì vậy, tỉnh Quảng Bình đã mở rộng các điểm cách ly tập trung bằng việc trưng dụng các đơn vị quân đội, trường học, những nơi đảm bảo được điều kiện cần và đủ cho việc cách ly tập trung với số lượng người lớn.

Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình chia sẻ: "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình (CDC) đến nay đã tiếp nhận 1 máy xét nghiệm Realtime-PCR để xét nghiệm SARS-CoV-2 từ Bộ Y tế. Tuy nhiên, lại thiếu nhiều thiết bị đi tách chiết và các hóa chất liên quan nên máy xét nghiệm không thể hoạt động. Đặc biệt, điều khó khăn nhất hiện nay là không thể liên hệ được nhà phân phối để mua vật tư, hóa chất...

Việc tiến hành lấy mẫu của chúng tôi gặp những hạn chế nhất định khi lượng lấy mẫu bệnh phẩm hằng ngày bị khống chế, thời gian chờ kết quả từ 2-3 ngày. Trong khi đó, nếu được trang bị máy móc thiết bị xét nghiệm tại tỉnh thì  khoảng 1 ngày chúng tôi đã có kết quả.

Kết quả có sớm sẽ giúp phân loại, điều tiết hướng cách ly đối với bệnh nhân và những người ở các trung tâm cách ly, đảm bảo được công tác phòng dịch, tránh lây lan, ông Cường khẳng định".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.