Quan niệm sai lầm trong dạy thí nghiệm Hóa học và cách khắc phục

GD&TĐ - Trong dạy học môn Hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng để chứng minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến thức hoá học.

Quan niệm sai lầm trong dạy thí nghiệm Hóa học và cách khắc phục

Trong thực tế, nhiều giáo viên (GV) phổ thông cho rằng, sử dụng thí nghiệm (TN) theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng TN theo cách: GV tiến hành TN, yêu cầu học sinh HS quan sát, nêu hiện tượng sau đó giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi TN.

Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, học sinh không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lý thuyết chung đã học. Trường hợp học sinh có thể sử dụng kiến thức đã có để dự đoán thì nên dùng thí nghiệm để kiểm chứng.

Sở dĩ nhiều GV có quan niệm sai lầm và cách sử dụng TN chưa hợp lí đó là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi cách sử dụng TN cũng như chưa biết cách lựa chọn phương pháp sử dụng TN cho phù hợp.

Sử dụng thí nghiệm hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hóa học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm.

Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hoá chất, kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh.

Với các thí nghiệm độc hại, dễ gây cháy nổ thì cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu, hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tính tự học và tư duy của họ c sinh.

Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại khó gây nguy hiểm cho học sinh, có thể cho học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học khi nghiên cứu bài mới

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học khi nghiên cứu bài mới có thể theo 3 phương pháp khác nhau, cụ thể:

Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu thì TN hóa học được dùng là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, là phương tiện xác định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đưa ra.

Sử dụng TN theo phương pháp này không những dạy HS cách tư duy độc 1ập, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi mà còn giúp HS nắm ki thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết 1ẫn thực tế.

Tuy nhiên, thực tế phương pháp này thường được tiến hành giản lược cho đỡ mất thời gian: GV nêu vấn đề nghiên cứu sau đó làm TN, HS quan sát mô tả các hiện tượng thí nghiệm, phân tích hiện tượng giải thích rồi rút ra kết luận.

Sử dụng TN theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: GV đặt ra cho HS một bài toán nhận thức, HS tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức đó và biến thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, có nhu cầu muốn giải quyết mâu thuẫn đó, tạo động cơ suy nghĩ, học tập.

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề (bằng cách trả lời các câu hỏi của GV), qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

Như vậy, HS giống như tự mình tìm ra kiến thức mới cho bản thân, đồng thời dần hình thành kĩ năng nhận ra vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề.

Sử dụng TN theo phương pháp kiểm chứng: HS có cơ hội củng cố, vận dụng kiến thức đã có; hiểu rõ, sâu và rộng hơn kiến thức lí thuyết đã học đồng thời cũng hình thành phương pháp hình thành kiến thức, mới đó là phương pháp suy diễn hoặc suy lí, song cũng thấy được phép suy diễn hoặc suy lí đó cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm mới có thể đưa ra các kết luận chính xác.

Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng TN

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung TN được sử dụng.

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu dạy học. Lưu ý mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của HS, nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng… Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt động dạy học .

Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà HS đã có.

Bước 3: Lựa chọn phương ph áp sử dụng TN phù hợp

Sử dụng thí nghiệm hóa học trong bài luyện tập, ôn tập

Sử dụng thí nghiệm trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí nghiệm mới, có những dấu hiệu chung của thí nghiệm đã làm nhưng cũng có những dấu hiệu của kiến thức mới nhằm chỉnh lý, củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái quát hóa, suy diễn thiếu chính xác ở học sinh.

GV có thể sử dụng thí nghiệm hóa học như một dạng bài tập nhận thức, tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ hiện tượng và giải thích hoặc biểu diễn ở dạng thí nghiệm vui và yêu cầu học sinh giải thích.

GV không cần chọn nhiều thí nghiệm mà chỉ cần 1 hoặc 2 thí nghiệm để khắc sâu kiến thức hoặc để luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.

Sử dụng TN trong giờ thực hành

Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hóa học như: Nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất giải bài tập thực nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.