Quản lý game online: Đừng thấy khó là cấm

Quản lý game online: Đừng thấy khó là cấm

(GD&TĐ) - Cùng với những ứng dụng các thành tựu đỉnh cao của công nghệ thông tin thì mặt tích cực của Game online đó là loại hình giải trí hiện đại. Với những game có nội dung lành mạnh, chơi với thời gian phù hợp sẽ giúp người chơi giải trí, thư giãn, tạo kỹ năng phản xạ nhanh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lý các trò chơi trực tuyến còn nhiều bất cập.

Bất cập về quản lý

Tuyên truyền cho người dân để họ có thể quản lý con cái khi chơi game
Tuyên truyền cho người dân để họ có thể quản lý con cái khi chơi game
 

Theo Bộ TT&TT, tính đến nay đã cấp phép 117 game phát hành tại Việt Nam, nhưng có 44 game đã bị cấm, còn lại 73 game đang hoạt động, nhưng số lượng game online không được cung cấp trên thị trường Việt Nam thực tế gấp nhiều lần số lượng game cho phép. Ước tính có hơn 200 game cung cấp qua mạng internet, hàng nghìn game cung cấp trên các mạng xã hội và cổng ứng dụng smartphone. Như vậy, có một thực tế là hiện nay các game lậu đang tồn tại với một số lượng lớn. Điều đáng nói ở đây là khá nhiều game bạo lực, game với nội dung xấu đang tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ tới giới trẻ.

Từ tháng 8/2010 cho đến nay, sau khi Bộ TT&TT ngừng việc cấp phép game mới cũng như không cho phép quảng bá, các doanh nghiệp đều lâm vào thế khó khăn. Bởi nếu làm thì vi phạm, nhưng nếu không làm thì có nguy cơ phá sản, đóng cửa.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: Trong 2 năm 2011 và 2012, Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 14 doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ game với số tiền 577 triệu đồng. Kết quả thanh tra cũng xác định 100%  doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game đều có sản phẩm đang phát hành mà chưa được thẩm định nội dung, kịch bản, vi phạm quy định pháp luật.

Cần một hành lang pháp lý

Trước thực trạng kinh doanh cũng như quản lý game hiện nay, các doanh nghiệp đều chia sẻ ý kiến mong muốn được xây dựng nghị định thay thế cho nghị định số 97/2008/NĐ-CP. Giải pháp tình huống của Bộ TT&TT ngừng cấp phép trò chơi trực tuyến mới trừ một số trò chơi mang tính giáo dục cao vào năm 2010 chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy, trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành này đối với các doanh nghiệp trong nước.

Ông Bùi Việt Dương, đại diện Sở TT&TT cho biết: “Khó khăn về mặt quản lý ở chỗ chỉ cần biết cơ quan chức năng có đợt thanh tra, kiểm tra là các doanh nghiệp này chuyển trụ sở sang các tỉnh khác. Theo ông, Cục nên xây dựng các cơ sở dữ liệu được cấp phép và không được cấp phép để các cơ quan quản lý. Đồng thời cần tiến hành tổ chức tuyên truyền cho người dân để họ có thể quản lý được việc tham gia vào các trò chơi trực tuyến của con cái”.

Đại diện Vina Game cho rằng rất khó lòng chặn các trò chơi từ nước ngoài vào nước ta khi chúng ta đã hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhìn lại cách quản lý bấy lâu của các nhà quản lý chỉ là “trói chân” các doanh nghiệp trong nước, đẩy nhiều doanh nghiệp vào vi phạm pháp luật. Còn đại diện Công ty FPT online chia sẻ: Hiện tại Công ty rơi vào khủng hoảng, bối rối không biết xoay sở khi kinh phí tăng mà chất xám lại chảy ra ngoài. Vì vậy, những công ty như FPT online tha thiết muốn nhận được sự quản lý khoa học, thực tiễn của Bộ TT&TT để có thể cung cấp được những dịch vụ tốt nhất cho xã hội đồng thời cân bằng được giữa lợi nhuận các giá trị xã hội.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn khẳng định việc quản lý Game Online là cần thiết nhưng “không thể cứ thấy khó là cấm” mà phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển. Nghị định về quản lý internet trong đó có Game online thay thế Nghị định 97 hiện đang được hoàn thiện và sẽ sớm ban hành. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, nghiên cứu để sớm tháo gỡ những nút thắt hiện tại đối với ngành tại Việt Nam. Các đơn vị chức năng của Bộ cũng sẽ khẩn trương xem xét, rà soát số lượng hồ sơ đang chờ xin cấp phép.

Thu Trà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.