Quản lí lớp chủ nhiệm qua Facebook: Tại sao không?

GD&TĐ - Hiện nay đa số học sinh sở hữu tài khoản Facebook. Tuy nhiên, các em sử dụng không thực sự hiệu quả. Từ thực tế trên, tôi quyết định tạo cho các lớp mình chủ nhiệm một trang Facebook để hỗ trợ công tác quản lí.

Thầy Võ Kim Bảo và học sinh trong tiết chủ nhiệm
Thầy Võ Kim Bảo và học sinh trong tiết chủ nhiệm

Có thể thấy, các hoạt động chủ yếu của học sinh là nhắn tin, theo dõi hoạt động trên Facebook của các bạn khác, chia sẻ hình ảnh, suy nghĩ của mình… Các em mất rất nhiều thời gian khi sử dụng Facebook mà chưa có được một cổng thông tin chính thức để có thể trao đổi, nhắn tin, chia sẻ bài học hay các hoạt động, phong trào ở lớp. Chính vì vậy, việc lập trang Facebook hỗ trợ công tác quản lí lớp học theo tôi là rất hữu ích, hiệu quả và nó cũng được học sinh đón nhận tích cực, phụ huynh ủng hộ.

Lớp phó học tập đăng bài hàng ngày trên trang Facbook của lớp

Lớp phó học tập đăng bài hàng ngày trên trang Facbook của lớp

Thiết lập trang Facebook lớp

Để tạo trang Facebook cho lớp chủ nhiệm, tôi đã sử dụng tính năng tạo nhóm của Facebook. Tính năng này giúp tôi có thể tập hợp, liên kết được với các tài khoản Facebook của học sinh và tạo thành một nhóm hoạt động riêng biệt. Để đảm bảo tính riêng tư của tập thể lớp, tôi đã thiết lập 2 tính năng: Chế độ công khai của nhóm được hạn chế, chỉ những tài khoản là thành viên của nhóm mới có thể xem bài đăng trong nhóm; Chế độ thêm thành viên vào nhóm được giới hạn, chỉ có GVCN và tài khoản của 1 em học sinh (lớp trưởng) được phép thêm thành viên vào nhóm.

Trang Facebook được tạo trước khi nhận lớp chủ nhiệm để có thể giới thiệu cho các em trong buổi sinh hoạt đầu tiên. Lớp trưởng có nhiệm vụ thay tôi thêm thành viên của lớp vào trang, cũng như phê duyệt các tài khoản xin phép tham gia vào trang.

Các hoạt động của GVCN

Tôi đã dùng tài khoản email của mình tạo và quản lí trực tiếp trang Facebook của lớp. Bản thân thường xuyên đăng tải các thông báo, nhắc nhở của trường, lớp. Đăng tải hình ảnh, video hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, còn nhắc nhở, gửi đến học sinh lời chúc trước các kì thi quan trọng và đặc biệt, khảo sát, thu thập thông tin, ý kiến từ các em.

 
Học sinh chia sẻ các hoạt động của lớp trên trang Facebook

Học sinh chia sẻ các hoạt động của lớp trên trang Facebook

Các hoạt động của học sinh

Đối với các em học sinh tham gia trang Facebook của lớp, được phân công như sau: Lớp phó học tập đăng tải báo bài hàng ngày, nhắc nhở các nội dung cần chuẩn bị cho buổi học tiếp theo; Theo dõi và phản hồi các thông báo, nhắc nhở của GVCN; Xem lại hình ảnh, video của lớp.

Các em học sinh tương tác, chia sẻ bài học, giúp nhau giải đáp các khó khăn, thắc mắc trong học tập và cuộc sống. Qua đây giúp GV hiểu học trò, có thể chia sẻ nhiều hơn về những vấn đề các em quan tâm hay còn gặp khó khăn, như về tuổi mới lớn, gia đình, học tập…

Các em học sinh có tài khoản đều có thể phản ánh trực tiếp với GVCN các vấn đề của lớp. Các em có thể nhắn tin riêng, chia sẻ lên trang của lớp để cùng nhau đưa các hoạt động của lớp tốt hơn.

Về hiệu quả quản lí

Qua 2 năm học thiết lập trang Facebook lớp, tôi nhận thấy quản lí lớp bằng Facebook tiết kiệm thời gian, công sức và linh động hơn rất nhiều. Học sinh có được cổng thông tin để cập nhật, chia sẻ. Thông qua kênh này, các em đã sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả hơn (chia sẻ bài học, cùng nhau giải đáp thắc mắc, nhắc nhở nhau chuẩn bị bài,…), tránh được việc mất nhiều thời gian cho Facebook cũng như các hệ quả tiêu cực khác.

Khi tôi thông tin đến phụ huynh học sinh về việc lập trang Facebook quản lí lớp, cha mẹ các em rất ủng hộ. Cha mẹ học sinh cảm thấy an tâm hơn rất nhiều vì hoạt động trên mạng Internet của con em mình được GVCN trực tiếp theo dõi, quản lí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.