Quan chức Mỹ phân tích tham vọng bá quyền thất bại

GD&TĐ -Ngân sách quốc phòng Mỹ chiếm một phần lớn trong ngân sách Chính phủ nhưng lại chi tiêu sa đà vào các cuộc chiến ở nước ngoài vốn ít thành công.

Mỹ chi ngân sách quốc phòng khủng và tham vọng bá quyền thất bại.
Mỹ chi ngân sách quốc phòng khủng và tham vọng bá quyền thất bại.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông David T. Pyne - cựu sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ và hiện là Phó Giám đốc điều hành Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ (EMP) đã bình luận về những khoản chi ngân sách quốc phòng tốn kém mà Lầu Năm Góc đang chi trả.

"Không quan trọng là chúng ta đã chi bao nhiêu tiền cho quốc phòng. Quan trọng là chúng ta ưu tiên vào những lĩnh vực nào. Ngân sách quốc phòng của Mỹ nên tập trung vào chi tiêu cho phòng thủ chiến lược và hạt nhân chứ không phải triển khai sức mạnh tấn công thông thường ra nước ngoài.

Chúng ta nên quay trở lại chính sách đối ngoại không can thiệp nhiều hơn giống như chính sách chúng ta đã có trước Thế chiến thứ hai" - ông Davenport Pyne nói.

Theo vị quan chức Mỹ, Washington có thể quản lý để bảo vệ an ninh quốc gia của mình một cách hiệu quả với ngân sách nhỏ hơn, thay vì chi hơn 800 tỷ USD hàng năm cho quốc phòng.

Rõ ràng mục tiêu này chỉ hoàn hảo khi Washington từ bỏ “chính sách bá quyền tự do thất bại và ký một thỏa thuận an ninh chung với Moscow về việc rút quân Mỹ khỏi Đông Âu, khôi phục nguyên trạng trước Hội nghị thượng đỉnh Warsaw trước năm 2016”.

Ông David Pyne vẫn chỉ trích việc Washington buộc phải chi tiêu quốc phòng vào cuộc xung đột ở Ukraine. Ông nói: "Mỹ không có lợi ích an ninh quốc gia khi chuyển viện trợ cho Kiev để giúp nước này xung đột với Nga. Trong khi đó, Ukraine không có cơ hội chiến thắng, bất kể phương Tây sẽ gửi bao nhiêu vũ khí".

“Thật sai lầm khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhầm lẫn lợi ích an ninh của Ukraine với lợi ích của mình. Mục tiêu đã nêu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là chiếm lại Crimea - đối lập trực tiếp với lợi ích sống còn của chính nước Mỹ: đó là làm mọi thứ có thể để tránh rơi vào một cuộc chiến tranh thế giới không cần thiết với Nga. Liên bang Nga chỉ là đối thủ vì những chính sách không phù hợp của các nhà lãnh đạo Mỹ” - ông Pyne nhấn mạnh.

Theo ông David Pyne: "Nếu tất cả viện trợ của Mỹ cho Ukraine bị cắt ngay lập tức, chính quyền ở Kiev sẽ buộc phải đồng ý thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn với Nga."

Trong khi đó, ông Pyne cũng nhấn mạnh rằng, quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã rất rõ ràng về cuộc xung đột Ukraine và với Mỹ.

"Ông Putin đã chỉ ra rằng ông ấy muốn hòa bình với Mỹ khi đưa ra một thỏa thuận an ninh chung với các điều khoản hầu như có lợi cho Mỹ" - cựu sĩ quan Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ nhấn mạnh.

Trong những tháng trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các quan chức Bộ Ngoại giao Nga đã trình bày hai dự thảo đề xuất về đảm bảo an ninh giữa Nga, Mỹ và NATO.

Một phần, tài liệu kêu gọi Washington cam kết không tiếp tục mở rộng về phía đông của NATO mà không quan tâm đến lợi ích của Nga và kiềm chế hợp tác quân sự với các quốc gia hậu Xô Viết, như Ukraine. Vào thời điểm đó, Nga đã vạch ra ranh giới đỏ với việc Ukraine trở thành căn cứ vũ khí của NATO.

Khi đó, ông Putin đã nói: "Tôi đã nói về 'lằn ranh đỏ' mà chúng tôi tin rằng không nên vượt qua. Tôi muốn mọi người và đối tác của chúng tôi hiểu rằng: vấn đề không phải là ranh giới mà chúng tôi không muốn ai đó băng qua. Vấn đề là chúng tôi không có nơi nào để lùi lại. Họ [NATO] đã ép chúng tôi vào một ranh giới như vậy...

Họ sẽ đặt hệ thống tên lửa ở Ukraine, thời gian bay 4-5 phút tới Moscow. Chúng tôi có thể di chuyển ở đâu? Đơn giản là họ đã đẩy chúng tôi đến tình trạng mà chúng tôi phải nói với họ: DỪNG LẠI!"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.