Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế

GD&TĐ - Trên hành trình theo tour tham quan lăng Tự Đức có một quán cà phê tên Hè tại địa chỉ 27 đường Lê Ngô Cát phường Thủy Xuân thành phố Huế thu hút đông đảo du khách tìm đến thưởng lãm. 

Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế
Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 1Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 2Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 3Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 4Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 5Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 6Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 7Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 8Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 9Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 10Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 11Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 12Quán cà phê kỷ vật chiến tranh tại Huế ảnh 13
Quán Hè được xây dựng trong một không gian đậm chất lính. Tất cả mọi thứ từ bảng hiệu, chiếc đèn, bàn ghế máy điện thoại, máy đánh chữ, bình toong, thìa, muỗng, lon guigoz, và cả thùng đựng nước... được gò từ những vỏ bom, ngay cả áo phao, vỏ lựu đạn, xác máy bat, bom napan đều được sắp xếp một cách ngăn năp, thông điệp của quán cà phê này chính là “ yêu …không chiến tranh”.

Ký ức tuổi thơ

Ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân đến quán cà phê này là cách bài trí khá bài bản, chủ nhân quán ở đây đã biết đánh thức trí tò mò, muốn khám phá của khách hàng với một cảm giác lạ lẫm từ phía cổng dẫn vào quán đến quầy tính tiền được thiết kế như “ một sở chỉ huy”. 

Xung quanh quán là những “đường giao thông hào” được phủ kín bởi tấm dù pháo sáng mà không quân đội Mỹ đã từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, kể cả bàn ghế ngồi uống cà phê đều được thiết kế từ những tấm ri phế liệu chiến tranh. 

Nhiều người đến quán cà phê này đã ví đây như một bảo tàng chiến tranh thu nhỏ. Điểm nhấn khi đến quán đó chính là câu Sologan do Hè nghĩ ra đó chính là “ yêu … không chiến tranh”.

Để mở quán cà phê đặc biệt này, chủ nhân của quán - nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè, đã dành nhiều công sức và thời gian để sưu tập phế liệu chiến tranh và sắp đặt theo ý tưởng mà anh đã ấp ủ. 

Bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh của anh đến nay đã có khoảng trên 200 hiện vật, với đầy đủ mọi thứ liên quan đến cuộc chiến tranh trường kỳ của dân tộc, Hè kể : Thật ra để có một quán cà phê được thiết kế từ phế liệu chiến tranh là cả một quá trình sưu tập khá dài của Hè. 

Mặc dù sinh ra sau chiến tranh nhưng từ nhỏ Hè đã theo trẻ con trong làng đi nhặt phế liệu rồi đến lúc lên cấp 3 học tại trường THPT Phong Điền mỗi dịp hè đến là mình về quê vừa đi nhặt phế liệu chiến tranh vừa cùng bà con trong làng đi thu mua phế liệu chiến tranh ở những xã khác trong huyện Phong Điền như Phong Mỹ, Phong An., Phong Sơn. 

Nhớ về những ngày tháng đó, Hè không thể quên được cảnh đau lòng khi bạn bè, người thân vì miếng cơm manh áo đã chết khi đi tìm nhặt phế liệu. 

Rồi đến lúc vào học tại trường ĐH Nghệ thuật Huế hàng ngày đi ra vào Đại Nội thấy bom đạn chiến tranh làm cho những bức tường thành đổ nát...Tất cả những ký ức tuổi thơ và nỗi đau khi tận mắt chứng kiến sự ra đi của người thân cứ bám đuổi, dai dẳng trong tâm trí Hè, được tái hiện trong mỗi bức tranh, và rồi hiện hữu nơi quán cà phê Hè mới gây dựng. 

Thông điệp mà Hè muốn gửi đến với tất cả mọi người và nhất là các bạn trẻ chính là Hòa Bình.

Khát vọng hòa bình

Cũng từ việc sưu tập các kỷ vật chiến tranh mà nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè đã gặp được nhiều người với nhiều câu chuyện cảm động. Một người lính già đã đem đến tặng anh một chiếc áo quân phục đã sờn rách và nói: "Chiếc áo này tôi đã mặc trong một trận đánh giáp lá cà với địch, tôi mang tặng để mong nó được lưu giữ tốt hơn". 

Dường như vì thấm đượm tình người nên trong khung cảnh tưởng lạnh giá của phế liệu về chiến tranh, nhưng khi đến đây, ai cũng có cảm giác lãng mạn, ấm áp.

Dưới ánh mắt của một người nghệ sĩ, từ những quả đạn pháo sử dụng trong chiến tranh, Hè đã biến nó thành những bình cắm hoa nghệ thuật rất đẹp mắt. Một bình đạn pháo được điểm tô mỗi đóa hoa hồng, ngoài ra tủ sách tại quán cà phê của Hè cũng rất độc đáo.

Tận dụng những két đạn từ phế liệu Hè đã thiết kế thành giá sách, trong đó những câu chuyện về đề tài chiến tranh và nỗi đau thời hậu chiến đã được Hè sưu tập và phục vụ cho những “ thượng đế” khi có dịp ghé thăm quán cà phê Hè.

Do bố Hè đã có quá trình làm quân y trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên nhiều vật liệu của ngành Y như đèn mổ, băng ca, bình thuốc di động được Hè sưu tập khá nhiều. 

Trang trí cho quán còn có chiếc mũ của cựu binh Mỹ ở trận chiến tại Bồng Sơn năm 1968 có dòng chữ “ Viet Nam the hell on Earth” ( với ý nghĩa Việt Nam là địa ngục trần gian với quân đội Mỹ); hay đó là chiếc bi đông bằng nhôm anh được tặng từ một nữ cựu thanh niên xung phong. Đây là kỷ vật đã gắn bó với bà mấy chục năm nhưng chủ nhân vẫn quyết định tặng người nghệ sỹ vì trân trọng tấm lòng của anh với quá khứ.

Anh Nguyễn Minh Thắng một khách hàng thường xuyên của cà phê Hè kể:  “Vào đây, chúng tôi được sống lại cảm giác, những khoảnh khắc của chiến tranh, vốn đã hằn sâu trong tâm khảm. Nhiều khi, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc”. 

Nguyễn Văn Hè là nghệ sĩ đoạt nhiều giải thưởng trong đó có giải ba Festival Mỹ thuật đương đại Việt Nam 2011 tại Hà Nội với tác phẩm Cảm nhận, giải thưởng tại Triển lãm mỹ thuật trẻ Việt Nam 2013 tại Huế với tác phẩm Thế trận. Giải C giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V 2008 - 2013, giải Tặng thưởng Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung tại Huế năm 2014 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và nhiều giải thưởng của Hội Mỹ thuật Huế. Hè cũng đã tham gia nhiều kỳ Festival Huế, đặc biệt Festival 2010 với tác phẩm sắp đặt Chết và sự sống.

Tại Festival 2012, những tác phẩm nghệ thuật nhân tượng (tượng người) trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu của Hè được công chúng hào hứng đón nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ