Trung Quốc: Ít tiền đừng mơ trường “hot”

GD&TĐ - Cư dân mạng Trung Quốc đang bàn luận sôi nổi về hệ quả giàu – nghèo tới thăng tiến học hành của thế hệ trẻ. Cánh cửa những trường hàng đầu dường như chỉ rộng mở với trẻ nhà giàu…

Trung Quốc: Ít tiền đừng mơ trường “hot”

Phụ huynh trải thảm đỏ cho con

Cặp chị em song sinh tại Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang phía Đông Trung Quốc, gần đây được 2 trường đại học danh tiếng là Oxford và Cambridge tiếp nhận. Một tờ báo Trung Quốc, sau khi phỏng vấn gia đình này, đã đăng tải một câu chuyện kể về phương pháp giáo dục thành công.

Tuy nhiên câu chuyện này đã hứng chịu nhiều “gạch đá” từ cư dân mạng Trung Quốc, những người chỉ trích rằng những gì họ thấy trong câu chuyện này chỉ là một chữ “tiền”.

Theo bài báo, thú chơi ưa thích của 2 nữ sinh là trượt tuyết, ngắm sao và đi vòng quanh thế giới làm những công việc cảm thấy “có ý nghĩa”. Trong câu chuyện, phụ huynh được miêu tả có tư tưởng cởi mở, không quan tâm điểm số. Họ chưa bao giờ cho con đi học thêm cho dù con xếp đội sổ về điểm số ở trường. Thành công, theo một nữ sinh, là bởi “sự tò mò với thế giới”…

Vậy nhưng bài báo lại lờ đi chuyện làm thế nào mà phụ huynh có thể trang trải cho kiểu sống “du ngoạn” này, và rõ ràng những khoản chi khổng lồ đã được “giấu giá”. Cư dân mạng phát hiện ra trường tư mà 2 nữ sinh theo học nổi tiếng ở địa phương là “trường dành cho quý tộc”, thu học phí cao hơn hàng chục lần so với trường công.

Cũng theo “lục lọi” của cư dân mạng thì trường THPT mà 2 nữ sinh theo học ở Mỹ, White Mountain, thu học phí hơn 50.000 USD/năm.

Đó là chưa tính đến chi phí cho những chuyến du lịch và chương trình tình nguyện ở nước ngoài – tiêu chí quan trọng trong hồ sơ xét tuyển của những trường đại học hàng đầu thế giớirường đại học tốt nhất phương Tây.

Không có tiền đừng nghĩ xa xôi

Con đường lung linh của cặp song sinh tới những trường đại học tốt nhất phương Tây và sự phản ứng mạnh của cư dân mạng phản ánh sự bất bình đẳng thu nhập tới giáo dục lớn chưa từng có tại Trung Quốc.

Khoảng 20 năm trước, một cuốn sách “Harvard Girl Liu Yiting”, kể về con đường bước tới Trường Harvard của nữ sinh Liu Yiting, nổi tiếng tới mức bán được 2 triệu bản tại Trung Quốc. Sau đó là hàng chục cuốn ăn theo viết về con đường đưa con tới các trường danh tiếng như Oxford, Cambridge, Yale…

Phụ huynh Trung Quốc theo truyền thống tin rằng nếu họ dành cho con giáo dục gia đình và tính cách tốt nhất, cộng với sự nỗ lực bản thân, thì chúng sẽ vào được những trường tốt nhất.

Nhưng ngày nay phụ huynh nhận thức rõ không phải vậy. Để có thể nộp đơn vào những trường đại học hàng đầu thế giới, học sinh Trung Quốc phải chi khoản học phí khủng để học tại những trường THPT đặc thù chuẩn bị cho việc du học.

Ngay với kì thi tuyển sinh đại học vốn được coi là mang lại cơ hội bình đẳng vào những trường ĐH danh tiếng trong nước – thì giờ đây cũng in rõ dấu hiệu kim tiền.

So với 30 năm trước, cơ hội cho học sinh nông thôn – những người có ít nguồn lực giáo dục hơn so với các bạn đô thị - đỗ vào một trường đại học tốp đầu đã giảm xuống.

Một nghiên cứu của một giáo sư Đại học Bắc Kinh cho thấy, từ 1978 đến 1998, 30% sinh viên tại trường ĐH danh tiếng này đến từ khu vực nông thôn. Nhưng đến năm 2011, con số này đã giảm 10%. Tỉ lệ sinh viên nông thôn tại ĐH danh tiếng Fudan, Thượng Hải, cũng giảm chỉ còn 20%.

Tại những thành phố “hạng một”, trẻ có thể vào học trường “tốt” hay không phụ thuộc phần lớn vào bố mẹ có hộ khẩu địa phương hay không. Người nhập cư hiếm khi có hộ khẩu bất chấp thực tế khoảng 40% cư dân Thượng Hải là người nhập cư – theo thống kê năm 2015.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Gaza tự học giữa đống đổ nát.

Một năm học 'trắng' tại Gaza

GD&TĐ - Trước các cuộc không kích và ném bom, trẻ em tại dải Gaza không thể đến trường khi năm học mới bắt đầu.

Hệ thống lọc nước nhiễm phèn được lắp đặt tại trường học ở Sóc Trăng.

Lọc nước nhiễm phèn tạo nước uống

GD&TĐ - Theo PGS.TS Vũ Đức Lợi (VKIST), hệ thống lọc nước nhiễm phèn được nghiên cứu và phát triển chung bởi VKIST và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.