Các biện pháp mới sẽ nhắm vào người tiêu dùng chứ không phải nhà cung cấp. Từ cuối tháng 2/2024, G7 dự kiến sẽ thắt chặt quy định về tuân thủ trần giá đối với những nhà nhập khẩu nguyên liệu thô của Nga.
Tờ Nikkei của Nhật Bản viết, hiện tại cần phải có được cam kết từ công ty bảo hiểm và hãng vận tải rằng giá dầu sẽ không vượt quá giới hạn đã thiết lập, có giá trị trong toàn bộ thời gian của hợp đồng bảo hiểm hoặc vận tải.
Hiện tại, đại diện của G7, EU và Australia được cho là đã đồng ý thắt chặt các quy định. Trước đây, nhóm quốc gia trên đã đưa ra mức giá trần đối với dầu của Nga cung cấp bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng.
Họ kiểm soát bằng cách theo dõi những công ty vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quy định doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ với những lô hàng dầu thô Nga được bán với giá dưới 60 đô la.
Từ ngày 5/2/2023, hạn chế bắt đầu được áp dụng đối với việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ từ Liên bang Nga. Tuy nhiên thực tế cho thấy Moskva đã sử dụng mọi cơ chế để vượt qua lệnh cấm vận và đã đạt được thành công đáng kể trong nỗ lực của mình.
Dầu thô Nga đã vượt qua giới hạn trần giá do phương Tây áp đặt một cách rất hiệu quả. |
Cố gắng giữ uy tín và giữ thể diện, cũng như để thu được ít nhất một số lợi ích từ lệnh trừng phạt đang áp dụng, tập thể phương Tây đang cố gắng làm phức tạp nhất có thể thủ tục đăng ký bảo hiểm của tàu chở dầu khi mang theo nhiên liệu thô từ Nga.
Nhiều chuyên gia trong ngành gọi biện pháp mới này mang tính chính trị và không hiệu quả, bởi vì phần lớn hàng xuất khẩu từ Liên bang Nga, đặc biệt là sang châu Á, thông qua "hạm đội bóng tối" mà hãng vận tải hoặc công ty bảo hiểm phương Tây không tham gia.
Bên cạnh đó, những khách hàng mua nguyên liệu thô theo các điều khoản của G7 đã thuộc nhóm thiểu số, quyết tâm tiếp tục sử dụng dầu có xuất xứ từ Nga của họ đã được chứng minh qua thời gian.
Những thay đổi sắp tới trong việc thực thi pháp luật khó có khả năng ngăn cản việc nhà nhập khẩu tuân thủ trần giá, ngay cả khi bị đưa đến mức vô lý về mặt thủ tục.
Ấn Độ gia tăng việc tái xuất dầu thô nhập khẩu có xuất xứ từ Nga. |