'Châu Âu cần xúc tiến xây dựng quân đội riêng độc lập với Mỹ'

GD&TĐ - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani đã bày tỏ một ý kiến đáng quan tâm trên tờ báo La Stampa.

'Châu Âu cần xúc tiến xây dựng quân đội riêng độc lập với Mỹ'

Nhà báo của ấn phẩm La Stampa đã hỏi ông Tajani đánh giá thế nào về tình trạng "sức khỏe" chung của châu Âu, có lẽ cần phải thay đổi, cải cách điều gì đó?

Ông Tajani trả lời rằng theo quan điểm bản thân cũng như của đảng trung hữu Forza Italia, sự thay đổi ưu tiên ở Liên minh châu Âu phải là cải cách quốc phòng.

"Nếu chúng ta muốn trở thành người mang lại hòa bình thế giới, chúng ta cần có quân đội châu Âu. Và đây là điều kiện tiên quyết cơ bản cho một chính sách đối ngoại hiệu quả của EU", ông Tajani nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Ý cho rằng với sự hiện diện trên hành tinh của các cường quốc cũng như nhiều cuộc xung đột ở các khu vực khác nhau, chỉ có một EU thống nhất mới có thể bảo vệ người dân châu Âu.

"Vì vậy, việc phòng thủ và một quân đội chung phải trở thành một thực tế. Không còn có thể trì hoãn nó được nữa.

Sự phản kháng của quốc gia đối với việc phân chia ngay cả những 'mảnh đất chủ quyền' sẽ luôn mạnh mẽ, nhưng nếu chúng ta vẫn bị chia rẽ thì sẽ luôn là những con chim sẻ không có khả năng tự vệ trong một thế giới mà đại bàng bay", ông Tajani khẳng định.

Nhà ngoại giao lưu ý rằng các nước EU có thể cùng nhau hiểu biết về lợi ích chung, bất chấp nhiều ý kiến, ngoài ra cũng sẵn sàng hợp lực để đạt được kết quả mong muốn một cách nhanh chóng và cụ thể.

"Nếu chúng ta không đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ này, chúng ta thực sự sẽ càng bị đẩy ra ngoài cuộc chơi", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ý kết luận.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani đã nói về ý tưởng thành lập quân đội chung của châu Âu.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani đã nói về ý tưởng thành lập quân đội chung của châu Âu.

Cần lưu ý rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Ý đặt ra nhiều thắc mắc, bởi vì muốn thành lập quân đội chung của EU và độc lập với Mỹ, phải được trang bị các trang thiết bị trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên từ một tình huống thực tế như ấn phẩm Spiegel của Đức phát hiện ra, xe tăng Leopard 2 được nâng cấp hóa ra phù hợp hơn cho các cuộc tập trận và duyệt binh, chứ không phải cho hoạt động chiến đấu thực sự.

Điển hình như một sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine, phục vụ trong lữ đoàn được trang bị xe tăng Leopard 2, đã hướng sự chú ý đến sự mong manh của dải xích, chi tiết này có thể dẫn đến hậu quả trong trận chiến.

Một nhóm công tác gồm các chuyên gia từ Đức đến thăm một trung tâm sửa chữa ở Lithuania, đã vô cùng choáng váng trước số lượng xe tăng bị hỏng do nhiều khiếm khuyết khác nhau. Hơn nữa, ngay cả ở Lithuania, nhân viên kỹ thuật cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu linh kiện.

Ngoài ra, sĩ quan Đức thừa nhận xe tăng hao mòn nhanh hơn nhiều trong điều kiện chiến đấu. Ngoài ra nếu binh sĩ Ukraine cố gắng tự sửa chữa xe tăng, điều này chỉ dẫn đến sự cố trầm trọng thêm.

Xe tăng Leopard 1A5 của Quân đội Ukraine trên chiến trường Kupyansk.

Theo La Stampa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.