Thông tin này được nêu trên trang web chính thức của Cơ quan. Với nước đi trên, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương dự kiến cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia thành viên thuộc sáng kiến “Sky Shield”, bao gồm Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha.
Cần lưu ý, sáng kiến "Lá chắn bầu trời" châu Âu được Đức đưa ra trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Dự án "Sky Shield" sẽ hỗ trợ việc mua các hệ thống phòng không và chống tên lửa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu đạn đạo.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tin chắc có thể xây dựng một "lưới lửa" bảo vệ bầu trời châu Âu trong 5 năm tới. Dự án trên nhằm mục đích giảm chi phí của các quốc gia thành viên bằng cách phối hợp mua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, chẳng hạn như Patriot.
Hợp đồng mua sắm quy định về trình độ chuyên môn của bộ phận được nâng cấp, sự tham gia của các nhà cung cấp mới, thiết bị thử nghiệm cũng như phụ tùng thay thế nhằm đảm bảo hoạt động liên tục. Thương vụ này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho những quốc gia đang sử dụng tổ hợp Patriot.
Liên kết mua sắm giúp các quốc gia NATO tại châu Âu tiết kiệm đáng kể chi phí. |
NSPA đã ký hợp đồng sản xuất và cung cấp tên lửa với COMLOG - một liên doanh giữa Tập đoàn Raytheon của Mỹ và MBDA của châu Âu. Để đảm bảo tiến độ, COMLOG sẽ mở rộng năng lực chế tạo tên lửa GEM-T tại Cựu lục địa.
Các cơ sở sản xuất mới ở châu Âu sẽ giúp tăng cường nguồn cung, đồng thời góp phần bổ sung những hệ thống tên lửa Patriot trực chiến.
Ông Stacey A. Cummings - Giám đốc điều hành NSPA cho biết: “Hợp đồng này chứng minh NSPA - với tư cách là tổ chức điều hành chính của Liên minh, có thể cung cấp các giải pháp đa quốc gia hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho nhiều nước, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng cho châu Âu ”.
Sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo. |