Hệ thống tác chiến điện tử Repellent hoạt động cùng tên lửa FK-22 Trung Quốc

GD&TĐ - Hệ thống tác chiến điện tử Repellent đã được Nga gửi đến Serbia để chống lại UAV, nó sẽ phối hợp cùng tên lửa phòng không FK-22 Trung Quốc.

Hệ thống tác chiến điện tử Repellent hoạt động cùng tên lửa FK-22 Trung Quốc

Belgrade tiếp tục quá trình tái trang bị cho lực lượng vũ trang nước này, bất chấp một số trở ngại từ phương Tây. Theo thông báo, Quân đội Serbia đã nhận được một số hệ thống vũ khí từ Liên bang Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mới đây cho biết hệ thống tác chiến điện tử (EW) Repellent của Nga và tổ hợp tên lửa phòng không FK-3 của Trung Quốc (phiên bản xuất khẩu dựa trên HQ-22) đã được chuyển giao cho Serbia.

Đặc biệt, ông Vucic hứa với người dân sẽ chứng minh khả năng vượt trội của những loại vũ khí - khí tài nói trên vào ngày 15 tháng 2 tại thành phố Nis.

Ông Vucic đặc biệt lưu ý rằng hệ thống tác chiến điện tử Repellent của Nga được thiết kế để chống lại máy bay không người lái, trong khi đó hệ thống phòng không tầm trung - xa FK-3 do Trung Quốc chế tạo đã được bàn giao với số lượng 3 khẩu đội.

Tổng thống Vucic đặc biệt lưu ý, việc trang bị cho Quân đội Serbia những vũ khí ưu việt từ Liên bang Nga và Trung Quốc là một nhiệm vụ khó khăn vì chúng có giá thành cao nhưng cần thiết.

Nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ cho đất nước.

Bên cạnh đó, ông Vucic cũng chỉ ra sự cần thiết phải hiện đại hóa Quân đội Serbia thông qua việc trang bị vũ khí mới, cũng như tầm quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

Tổ hợp tên lửa phòng không FK-22 do Trung Quốc chế tạo sẽ phối hợp cùng hệ thống tác chiến điện tử Repellent của Nga tại Serbia.

Tổ hợp tên lửa phòng không FK-22 do Trung Quốc chế tạo sẽ phối hợp cùng hệ thống tác chiến điện tử Repellent của Nga tại Serbia.

Đồng thời theo các nguồn giám sát không lưu, vào ngày 29/1/2024, hệ thống tác chiến điện tử Repellent đã được một máy bay vận tải Il-76 của Không quân Ai Cập đưa tới Serbia.

Nguyên nhân tình trạng trên là do máy bay Nga không được phép tiến vào không phận của Liên minh châu Âu, trong khi Serbia không có biển.

Vấn đề nữa cần lưu ý đó là vào tháng 8 năm 2020, đã xuất hiện thông tin cho rằng Bộ Quốc phòng Serbia sẽ mua các tổ hợp phòng không FK-3 từ Trung Quốc.

Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa HQ-22/FK-3 do Trung Quốc sản xuất.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.