Ông cũng dự báo nguồn tuyển của các trường sẽ ổn nếu như mức điểm đảm bảo ngưỡng đầu vào của Bộ GD&ĐT được tính toán hợp lý.
TS Trần Đình Lý phân tích: Điểm sàn sẽ được xây dựng trên nguyên tắc chung tối thiểu bao gồm “2 đúng” (quy chế; chất lượng tuyển chọn đầu vào) và “2 bảo đảm” (cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội; chất lượng tuyển chọn đầu vào cho các trường. Do đó, chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán.
Việc xét tuyển của các trường ra sao phụ thuộc nhiều vào chỗ này, nhất là với các trường công lập ở top giữa. Bởi thực tế phổ điểm năm nay chiếm tỉ lệ nhiều ở mức 5-6,25 điểm. Trong khi so sánh tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, với tổng nguồn tuyển có thể chênh nhau không nhiều.
“Nhìn vào phổ điểm năm nay có thể thấy, điểm môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử khá thấp. Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào phổ điểm thi các môn này (bỏ qua các "biến" khác) thì có thể khẳng định, điểm sàn và điểm chuẩn các tổ hợp có 2 môn thi này sẽ giảm.
Việc này, buộc Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán, cân nhắc rất kỹ, nhằm tạo đủ nguồn tuyển cho các trường, mà vẫn bảo đảm các nguyên tắc và bảo đảm chất lượng đầu vào” - TS Lý nói.
Theo TS Trần Đình Lý, năm nay do có sự khác nhau về sàn của các tổ hợp (có sự chênh lệch đáng kể ở phổ điểm giữa các tổ hợp môn). Vì vậy, ông "dự báo" mức điểm sàn có thể là 15 điểm cho những tổ hợp môn A, B,.. và không dưới 14 điểm cho những tổ hợp A1, D1,C. Nếu mức “điểm sàn” nằm ở ngưỡng này, nguồn tuyển của các trường sẽ khá thoải mái.