Phó Chủ tịch WB chia sẻ kĩ năng sinh viên cần cho công việc tương lai

GD&TĐ -  “Tự động hóa thay đổi nhiều tính chất công việc. Có nhiều công việc sẽ mất đi. Người lao động cần những kĩ năng mới” - ông Ousmane Diagana, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) - phụ trách nhân sự - chia sẻ như vậy tại tọa đàm “Giáo dục, Công nghệ và tương lai của công việc” do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sáng 22/3.

Ông Ousmane Diagana, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới
Ông Ousmane Diagana, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới

Những kĩ năng cao cấp hơn người lao động cần có, theo Phó chủ tịch WB là kĩ năng tư duy, các kĩ năng xã hội, kĩ năng hành xử, kĩ năng thích ứng với thay đổi. “Những kĩ năng này rất quan trọng, trong khi đó, kĩ năng chuyên biệt cho một nghề nào đó có thể có vòng đời rất ngắn” - ông Ousmane Diagana nói và cho rằng: với sinh viên, cần rèn luyện ngay ở giảng đường kĩ năng thích nghi với môi trường mới để có thể thích ứng với thay đổi; đồng thời kết nối với môi trường bên ngoài (chẳng hạn doanh nghiệp) nhiều hơn và tham gia vào thị trường lao động càng sớm càng tốt.

Những kĩ năng nói trên, đặc biệt là kĩ năng xã hội, hành xử, kĩ năng thích ứng với thay đổi… nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên trong tương lai. Rất vui khi giáo dục Việt Nam cũng đã được ra những ưu tiên như vậy. Cùng với đó là kĩ năng về công nghệ, tin học, kĩ năng quản lý 
Ông Ousmane Diagana 

Lấy ví dụ trong một công ty quốc gia, nhân viên có thể đến từ nhiều đất nước khác nhau, ông Ousmane Diagana cũng nhấn mạnh việc người lao động phải sẵn sàng để có kĩ năng làm việc với đồng nghiệp đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn. Do đó, thêm 1 kĩ năng cần có là phải tìm cách sống được ở những môi trường lạ, có khả năng thích ứng, chịu đựng tốt.

Ngoài ra, tuổi lao động của con người sẽ kéo dài hơn, nên trong một nơi làm việc có thể có nhiều thế hệ làm việc hơn, mỗi nhóm người có thể đưa khái niệm thành công khác nhau và trải nghiệm công việc khác nhau. Đó cũng là điều người lao động cần lưu ý, thích ứng. 

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đặt câu hỏi với Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ousmane Diagana
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đặt câu hỏi với Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới  Ousmane Diagana 

Trả lời câu hỏi “WB đang tìm kiểm điều gì ở nhân viên?”, ông Ousmane Diagana cho biết: Tổ chức chúng tôi có tầm nhìn là một thế giới không có nghèo đói. Ở Việt Nam, dường như giấc mơ này của chúng tôi đã thành hiện thực. Cách đây 35 năm, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam khoảng gần 60%, nhưng nay tỷ lệ này chỉ còn dưới 6%. Dù việc giảm tỷ lệ 6% này khá khó, nhưng tôi tin chúng ta sẽ làm được.

Từ tầm nhìn này, WB cần tìm những người trẻ, có tài, luôn đầy năng lượng; có khát vọng và luôn tìm ra cách làm sáng tạo để giải quyết những khó khăn nói trên. Nhân lực WB cần tìm có kiến thức đến từ các nhóm khác nhau, làm việc nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả người khuyết tật hay người có khả năng đặc biệt khác để có thể sử dụng trong hoàn cảnh khác nhau cho phù hợp.

“Những người làm việc cho WB không phải phục vụ cho WB mà phục vụ cho đối tác, các nước khách hàng của chúng tôi, để làm sao giải quyết thách thức của đối tác. Tôi đã trao đổi với sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và thấy họ có quyết tâm, năng lực và sẵn sàng đón nhận thử thách. Tôi luôn chào đón những con người như vậy” - ông Ousmane Diagana cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.