Đây là một trong những hoạt động được Tổng cục Giáodục nghề nghiệp (GDNN) triển khai nhằm thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 củaThủ tướng Chính phủ và hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niênthế giới, ngày 15/7.
Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2020 diễn ratrong bối cảnh đầy thách thức. Các biện pháp phòng, chống và ứng phó với dịchCovid-19 đã dẫn đến việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạynghề (TVET) trên toàn thế giới, đe dọa sự liên tục của phát triển kỹnăng.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luậncủa cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia quốc tế, đại diện cho các doanhnghiệp, các cơ sở GDNN trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển và công nhậnkỹ năng nghề cho thanh niên trong thời kỳ mới.
Cùng với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế đếntừ ILO, UNESCO, Ngân hàng thế giới, HRD Hàn quốc, GIZ … hội thảo đã chia sẻ nhữngkinh nghiệm quốc tế về hoạt động thúc đẩy phát triển KNN cho người lao động nóichung, lao động thanh niên nói riêng; phát triển kỹ năng cho lao động trong bốicảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nềnkinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trương Anh Dũng, Tổng cụctrưởng Tổng cục GDNN cho biết việc phát triển kỹ năng đóng vaitrò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an sinh xã hội, liên quan tớinăng lực cạnh tranh cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia, góp phần thu hẹp khoảngcách giàu nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau, đây là vấn đề lớn là sự quan tâmtoàn cầu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Theo dự báo của Tổ chức Kỹ năng thế giới, trong 10 đến15 năm tới có khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không còn phù hợp với công việctương lai. Theo quỹ tiền tệ thế giới IMF thì có tới 6% IDP của toàn cầu bị mấtđi mỗi năm bởi sự chênh lệch về kỹ năng của lao động hiện tại so với yêu cầu củadoanh nghiệp trong tương lai do sự thay đổi của công nghệ và thị trường.
Chính vì vậy ngày nay, lực lượng có kỹ năng nghề làchìa khóa của sự tăng trưởng ổn định của mỗi quốc gia, thể hiện quyền lực trongthế so sánh sức cạnh tranh quốc gia, thậm chí coi là đơn vị tiền tệ mới trên thịtrường lao động quốc tế. Đối với Việt Nam, nhu cầu về thị trường lao động ngàycàng lớn.
Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các địa phươngtranh thủ thời cơ dân số vàng, tập trung vào sự phát triển giáo dục nghề nghiệp,phát triển nhân lực có kỹ năng nghề để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nhấtlà trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch bệnh COVID-19.
Xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa và tác độngcủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây cũng là tinh thần của Chị thị số24 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nhân lực có kỹ năng nghề, góp phầntăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳmới.
Khi sự thiếu hụt kỹ năng là thách thức lớntrên toàn cầu, thì đây cũng chính là cơ hội cho giới trẻ bằng nhiệt huyết và hoài bãovươn lên làm chủ công nghệ, phát triển kỹ năng, từ đó tạo ra năng suất lao độngvượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giúp Việt Nam thoát khỏi bẫythu nhập trung bình trong thời gian tới, đóng góp chung vào sự phát triển củathế giới.