Phát triển giao thông ĐBSCL: Trải đều hay tập trung?

GD&TĐ - Không chỉ với riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà bất kỳ địa phương nào, cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông - vận tải luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Giao thông - vận tải phải đi trước mở đường, là mạch máu của nền kinh tế. Vậy nhưng câu hỏi là với những đặc thù như Đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển giao thông - vận tải sẽ theo hướng trải đều hay tập trung vào những loại hình có thế mạnh?

Hiện nay, toàn vùng mới chỉ có hơn 40km đường cao tốc, hệ thống đường bộ chưa có sự kết nối thông suốt và chưa đồng bộ, 80% khối lượng hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ đến các cảng tại TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Đường thủy được coi là lợi thế nhưng phát triển còn manh mún, không đồng cấp về độ sâu... Căn nguyên của việc này, ngoài chuyện thiếu vốn, còn hàng loạt vấn đề khác đã được chỉ ra.

Như ý kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương là dù các cấp, các ngành đã ban hành, thực thi nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án nhằm hoàn thiện hê thống hạ tầng kỹ thuật của vùng nhưng những biện pháp này chủ yếu ứng phó mang tính cục bộ theo ngành, lĩnh vực và từng địa phương, thiếu tính tổng thể, liên kết  nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để giải quyết hiệu quả vấn đề hạ tầng của Đồng bằng sông Cửu Long cần xuất phát từ quan điểm tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở xử lý đồng bộ bài toán tổng thể với một tầm nhìn dài hạn trong sự phối hợp tham gia của tất cả các ngành kỹ thuật, kinh tế và xã hội bằng những công cụ xác đáng, mang tính kết nối cao...

Đây là cách tiếp cận đúng, thế nhưng tại Hội thảo tham vấn cho Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề Định hướng tổ chức không gian và phát triển kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số ý kiến cho rằng, phát triển giao thông ở khu vực này không thể thực hiện theo kiểu dàn trải vì nhu cầu vốn rất lớn.

Cụ thể, quy hoạch của Bộ Giao thông - Vận  tải đề xuất mô hình giao thông đường bộ chia lưới thành 5 tuyến dọc và 6 tuyến ngang; đường thủy được chia lưới thành 5 tuyến dọc và 2 tuyến ngang, hướng tới phát triển không gian đồng đều; hành lang trung tâm là chiều dọc Cà Mau - Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh, các tuyến ngang đều kết nối một đầu với cửa khẩu và một đầu là các cảng biển, đi theo là các khu công nghiệp, khu đô thị…

Với định hướng này, sẽ cần tới nguồn vốn khổng lồ, trong khi nguồn lực hạn chế nên sẽ rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, dù Bộ Giao thông - Vận tải xác định đường thủy nội địa là thế mạnh, là đặc thù giao thông của vùng nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.

Một vấn đề nữa là hiện nay kết cấu hạ tầng giao thông vùng mới bắt đầu được tập trung đầu tư, hệ thống kết nối nội vùng và liên vùng trên cơ sở các tuyến quốc lộ mới cơ bản hoàn chỉnh, tuy nhiên về cấp kỹ thuật và chất lượng mặt đường vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu.

Bởi vậy, nên chăng cần ưu tiên lựa đầu tư cho hệ thống đường bộ vì khả năng phân kỳ đầu tư dễ dàng, tổng mức đầu tư không quá cao, có hiệu quả ngay, cho dù suất đầu tư tương đối cao.

Đầu tư cho hạ tầng giao thông đương nhiên cần nguồn vốn rất lớn và không chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề trước mắt. Đây là động lực cho phát triển lâu dài, bởi vậy, cần lựa chọn chiến lược, loại hình phát triển phù hợp cả về nguồn lực và nhu cầu.

Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.
Ảnh minh họa ITN.

Từ chối vào đại học

GD&TĐ - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đến trước 17 giờ ngày 8/9, thí sinh trúng tuyển đợt 1 hoàn tất xác nhận nhập học.