Phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp

GD&TĐ - ‘Công tác xã hội Việt Nam: Tiên phong - Chuyên nghiệp - Kết nối’ là chủ đề của Chương trình chào mừng Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8, năm 2024.

Nghi thức trao cờ luân lưu cho đơn vị đăng cai chào mừng Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, năm 2025.
Nghi thức trao cờ luân lưu cho đơn vị đăng cai chào mừng Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, năm 2025.

Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ - TTg Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Theo đó, công tác xã hội chính thức được công nhận là một nghề mang tính chuyên nghiệp, có quy định về mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngành viên chức công tác xã hội, áp dụng tiêu chuẩn đạo đức đối với cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội.

Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức và diễn ra ngày 22/3 tại Trường ĐH Công đoàn (Hà Nội).

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn khẳng định, công tác xã hội ngày càng trở nên cần thiết, không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xã hội.

Chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam là dịp để cán bộ, giảng viên, nhà khoa học, người học được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập.

Thông qua các chuỗi hoạt động, nhằm huy động nguồn lực, vật lực, tài lực của đất nước, xã hội để trợ giúp những người lao động; đồng thời giúp họ phát huy khả năng vốn có để góp phần ổn định cuộc sống, xây dựng và phát triển xã hội.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại sự kiện.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại sự kiện.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng cho biết, giai đoạn 2018-2023, hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp Tết Sum vầy với trên 28 nghìn tỉ đồng.

Chương trình Mái ấm Công đoàn hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỉ đồng. Hơn 2.800 thỏa thuận hợp tác thuộc chương trình phúc lợi đoàn viên được ký kết, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với giá ưu đãi cho 6,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền ưu đãi là hơn 1.400 tỉ đồng. Gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động được vay vốn từ các quỹ trợ vốn của tổ chức Công đoàn với tổng số tiền hàng nghìn tỉ đồng...

Nhằm đẩy mạnh công tác xã hội, trợ giúp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong muốn toàn xã hội chung tay cùng với tổ chức Công đoàn, thực hiện tốt công tác xã hội cho người lao động.

Các đại biểu tại buổi chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8, năm 2024.

Các đại biểu tại buổi chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8, năm 2024.

Theo bà Anjanette Saguisag, Trưởng Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị (UNICEF Việt Nam), nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất; đồng thời thúc đẩy công bằng xã hội, giảm phân biệt đối xử và các nguyên nhân gây bất bình đẳng, giảm nghèo và thúc đẩy khả năng phục hồi trước những cú sốc.

“Nếu không có sự đóng góp của các nhân viên công tác xã hội, chúng ta không thể đạt được các mục tiêu Phát triển Bền vững và giảm thiểu một cách hiệu quả tác động kinh tế xã hội của Covid-19” - bà Anjanette Saguisag nhìn nhận.

Tại Việt Nam, UNICEF đã và đang hỗ trợ phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp thông qua đào tạo, tăng cường khuôn khổ luật pháp và chính sách và thúc đẩy hệ thống dịch vụ; đồng thời ghi nhận tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc cải thiện chăm sóc, phúc lợi và bảo vệ trẻ em, bao gồm cả việc ứng phó với bạo lực và xâm hại trẻ em.

Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức trong phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp. Khi thiếu sự công nhận pháp lý của nghề Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội không thể đảm nhiệm vai trò quan trọng mà họ đã được đào tạo.

Văn nghệ chào mừng.

Văn nghệ chào mừng.

“Khi công tác xã hội không được công nhận chính thức trong các ngành y tế, phúc lợi, giáo dục và tư pháp, Chính phủ sẽ tiếp tục gặp thách thức trong việc tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội” - bà Anjanette Saguisag trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Hiểu rõ deadline và tầm quan trọngHiểu rõ gen z là gì